Tiểu rắt, khó tiểu nghi hẹp niệu đạo

(khoahocdoisong.vn) - Hẹp Niệu đạo thường có nguyên nhân cụ thể. Do chấn thương, do ngã ngồi vào vật cứng, sau các phẫu thuật thủ thuật đường tiết niệu, hoặc chỉ đơn giản là sau đặt thông đái. Biểu hiện là đái khó, tia nước tiểu yếu và bé, có khi chỉ nhỏ giọt. 

Hỏi: Tôi bị tiểu rắt, khó tiểu (đôi khi buồn tiểu nhưng đứng 10 phút mới rặn ra), khi tiểu xong nhức phần bàng quang. Tôi đã khám ở nhiều nơi, chuẩn đoán không bị viêm tiết niệu, đã uống nhiều kháng sinh mà không khỏi.

Tôi có tìm hiểu trên mạng thì được biết đây là triệu chứng của hẹp niệu đạo. Xin hỏi, triệu chứng của tôi như vậy có phải hẹp niệu đạo không?

Nguyễn Văn Minh (Hà Nội)

PGS.TS. Trần Đức, Chủ nhiệm Khoa Tiết niệu, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108: Hẹp Niệu đạo thường có nguyên nhân cụ thể. Do chấn thương, do ngã ngồi vào vật cứng, sau các phẫu thuật thủ thuật đường tiết niệu, hoặc chỉ đơn giản là sau đặt thông đái.

Nguyên nhân nữa xuất phát từ các viêm nhiễm đường tiết niệu như viêm niệu đạo do lậu (di chứng), viêm niệu đạo do các vi khuẩn thông thường ở mức độ nặng không được điều trị tốt. Có khi là hẹp bao hành viêm nhiễm chít hẹp ngay đầu miệng sáo (lỗ đái). Biểu hiện là đái khó, tia nước tiểu yếu và bé, có khi chỉ nhỏ giọt.

Nếu không có những biểu hiện đó mà chỉ đái buốt rát thôi thì khả năng là viêm. Tốt nhất bạn nên đến khám ở các bệnh viện lớn có xét nghiệm đánh giá đầy đủ nếu như đã khám và điều trị nhiều không đỡ.

Theo Đời sống
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top