<p>Viên giải rượu có hiệu quả như mong muốn không?</p> <p>Bia, rượu, nước giải khát có gas, rượu đế, rượu nếp than, rượu thuốc, rượu mạnh đóng chai… là những sản phẩm chứa chủ yếu là ethanol. Độ rượu là tỷ lệ thể tích ethanol trên thể tích dung dịch. Ví dụ: rượu đế 40 độ tức là trong 100ml rượu có 40ml ethanol, 1ml ethanol nặng khoảng 0,79g.</p> <p><span>Rượu và quá trình chuyển hóa, đào thải</span></p> <p>Về mặt khoa học, rượu là một dung dịch gồm nước và ethanol (trong đó ethanol chiếm từ 1 - 50% tính theo thể tích, vì vậy được gọi là rượu từ 10 - 500). Ngoài các thành phần chính trên, rượu còn chứa một lượng nhỏ các chất riêng biệt của mỗi nhà sản xuất nhằm tạo nên mỗi loại rượu một màu sắc, một hương vị đặc thù: bia 4 - 8%, rượu vang 8 - 12%, vokda 37 - 45%, rượu nếp tự nấu 30 - 45%, wisky 40 - 50%, brandy 45%...</p> <p><em>Không có thuốc nào giải được rượu</em></p> <p>Làm xét nghiệm cồn trong máu cho ta kết quả dưới dạng Xmg/dl hay Xmg% tức là trong 100ml máu có Xmg rượu. Nồng độ cồn trong máu 150mg/ dl là vượt quá ngưỡng tham gia giao thông (80mg%); 120 - 160mg/dl: say rượu nặng; trên 300mg/dl: mất ý thức, hôn mê với suy tim và suy hô hấp; trên 500mg/dl: nồng độ gây chết. Vậy uống bao nhiêu là đủ? Theo WHO thì cứ 1kg thể trọng trong một ngày chỉ nên đưa vào cơ thể 1g ethanol = 1,2ml cồn nhưng phải chia đều ra trong 1 ngày. Trong 1 lít bia có chứa 40 - 80ml cồn, vậy một người nặng khoảng 70kg thì trong một ngày đêm chỉ nên uống lượng bia tối đa từ 1 - 1,2 lít nhưng phải chia đều ra. Còn khi uống quá liều theo khuyến cáo thì sao? Khi rượu vào cơ thể, lượng rượu được hấp thu hoàn toàn trực tiếp vào máu 20% ở dạ dày, 80% ở ruột non.</p> <p>Tốc độ hấp thu vào máu của rượu nhanh hay chậm, tùy thuộc vào dạ dày đầy hay đang trống, khi đói thì tốc độ hấp thu của rượu càng nhanh hơn, làm người ta mau say hơn lúc no bụng. Sau khi được hấp thu, rượu vào máu và phân tán đến khắp các mô tế bào cơ thể, có thể vượt qua nhau thai, tìm thấy trong cịch não tủy và tích tụ ở não. Vì vậy, có thể xác định nồng độ rượu trong bất cứ dịch sinh lý nào (nước tiểu, máu, dịch não tủy, hơi thở…). Quá trình đào thải chủ yếu qua chuyển hóa qua gan (khoảng 90%), còn lại được đào thải qua mồ hôi, nước tiểu và hơi thở…</p> <div> <ul style="display: flex;"> <li style="display:none; width: 47%;margin-bottom: 7px;padding: 5px;border: 1px solid #ddd;text-align: justify;background: #f2f2f2;overflow: hidden;float: left;margin-right: 2%;box-sizing: border-box;"><a href="" rel="nofollow" style="overflow: hidden;" target="_blank"> <img src="" /> </a></li> <li style="display:none; width: 47%;margin-bottom: 7px;padding: 5px;border: 1px solid #ddd;text-align: justify;background: #f2f2f2;overflow: hidden;float: left;margin-right: 2%;box-sizing: border-box;"><a href="" rel="nofollow" style="overflow: hidden;" target="_blank"> <img src="" /> </a></li> </ul> </div> <p>Khi vào cơ thể rượu tác động chính đến 2 cơ quan là thần kinh trung ương và gan.</p> <p><span>Ở thần kinh trung ương: </span>rượu ức chế thứ tự từ trên xuống, đầu tiên là vỏ não, tiểu não, tủy sống cuối cùng là trung tâm hành tủy. Cho nên khi uống một lượng nhỏ rượu sẽ thấy dễ chịu, uống nhiều gây an thần, mất ức chế, giảm khả năng phán đoán, nói líu nhíu, mắt hoa và trở nên hung dữ hơn.</p> <p><span>Ở gan: </span>trong cơ thể gan đóng vai trò là một nhà máy thải độc, khi rượu vào thì gan chuyển hóa thành những chất không độc đào thải ra khỏi cơ thể. Đây chính là khả năng chuyển hóa giải độc rượu của gan.</p> <p>Quá trình này hoạt động tốt khi có dự hiện diện của men xúc tác tên là NAD (nadnicotintamid – ademin – dinuclentid) do gan sản xuất với số lượng hạn chế để có đủ khả năng chuyển hóa từ 7 -10g/giờ (tương đương khoảng 1 ly bia hay 1 chung rượu nhỏ). Điều này cho thấy khi uống quá nhiều bia rượu gan không kịp sản xuất đủ lượng men để chuyển hóa giải độc rượu. Khi đó lượng rượu tích tụ lại trong cơ thể, gây độc cho cơ thể, đặc biệt gan là cơ quan chịu tác động trực tiếp.</p> <p>Về lâu dài tác hại càng nguy hiểm, đầu tiên chỉ gây ra hiện tượng đầy bụng khó tiêu, đó là giai đoạn đầu của tổn thương thực thể đến gan, về sau gây ra các bệnh gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan và cuối cùng là ung thư gan đưa đến tử vong.</p> <p><span>Không có thuốc nào giải được rượu, bảo vệ gan</span></p> <p>Các viên thuốc giải rượu có mặt trên thị trường hiện nay có rất nhiều: RU-21, tiếp là ME-21, Mewol-21 và gần đây góp mặt trên thị trường là Voskyo. Các viên thuốc này có thành phần tương tự nhau, chủ yếu gồm đường, vitamin B1, B6, PP, acid glutamic, acid fumaric, acid succinic. Thực chất, các chất này không phải là thuốc mà là một dạng thực phẩm chức năng. Nó có tác dụng bổ trợ một phần trong quá trình chuyển hóa rượu, chứ chưa có tài liệu nào chứng minh tác dụng bảo vệ hoặc phục hồi cơ quan dễ bị rượu làm tổn hại là gan hoặc triệt tiêu tác dụng của rượu trên hệ thần kinh trung ương để làm mất đi trạng thái “xỉn”.</p> <p>Khi uống nhiều rượu thường xuất hiện trạng thái đau đầu, cho nên người uống nhiều rượu thường dùng thêm các chế phẩm có aspirin, paracetamol, kháng viêm không csteroid... Điều này càng làm ảnh hưởng xấu thêm cho chức năng gan. Khi phối hợp các thuốc này với rượu sẽ làm kích ứng niêm mạc đường tiêu hóa gây xuất huyết tiêu hóa.</p> <p>Nếu nồng độ paracetamol trong máu cao, vượt quá khả năng khử độc của gan gây hoại tử tế bào gan hàng loạt, gây ra biểu hiện viêm gan cấp. Ngoài ra, người uống nhiều rượu còn dùng một số loại thuốc tráng dạ dày để uống rượu cho lâu say như phosphalugel, kremil-s, maalox... Thực chất những thuốc này chỉ làm chậm quá trình hấp thu rượu vào máu thôi chứ không phải những thuốc này bao hết đường tiêu hóa để rượu không hấp thu được vào máu.</p> <p>Như vậy, không có một “thần dược” nào giúp cho con người uống rượu không say. Uống thuốc giải rượu để tăng “đô” khi đi nhậu chỉ chuốc họa vào thân. Có những trường hợp được ghi nhận là suýt mất mạng vì tưởng mình có thuốc giải rượu nên cứ uống. Chưa nói đến sự nguy hiểm khi gặp phải rượu giả.</p> <div> <div> <div> <div> </div> <div> </div> </div> </div> <div> <div> </div> </div> </div>
- TỔNG THỐNG MỸ DONALD TRUMP
- DONALD TRUMP LÀM TỔNG THỐNG MỸ
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Thuốc giải rượu: có giải được rượu?
Nắm bắt được tâm lý muốn uống rượu bia mà không “xỉn”, một số hãng dược phẩm đã tung ra thị trường hàng loạt sản phẩm gọi là “viên giải rượu”.
Theo suckhoedoisong.vn
8 nguyên tắc giúp sống lâu
Nên siêu âm mấy lần khi mang thai?
Yoga cho phái mạnh tăng thể lực
Khởi tố, bắt tạm giam ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn
Lò xử lý rác thải tại nhà - giảm áp lực xử lý rác tại Quảng Ngãi
Cách làm những đồ uống giúp giải rượu
Dùng thuốc giải rượu, độc nhân đôi
Củ riềng tán hàn, tiêu thực, giải rượu
Sử dụng viên giải rượu: Tiện nhưng có lợi?
Cảnh báo biến chứng nguy hiểm viêm phổi, suy hô hấp do cúm mùa
Phẫu thuật "kép" mổ lấy thai, xử trí viêm ruột thừa cho thai phụ 37 tuần
Cứu bệnh nhân nhiễm trùng nhiễm độc bởi ảnh hưởng vết mổ 3 năm trước
Đau nhức răng, ăn uống khó... đi khám mắc nang chân răng R22
Truyền huyết thanh kháng nọc, cứu nhiều trường hợp bị rắn đuôi đỏ cắn
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng
Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
Sốc nhiễm khuẩn nặng vì nhiễm xoắn khuẩn vàng da
Với những trường hợp bị nhiễm vi khuẩn Leptospira thường chuyển biến nặng khá nhanh. Chỉ sau 4 ngày đau chân, bệnh nhân đã không vận động đi lại được, sốc nhiễm khuẩn, suy hô hấp, suy gan, suy thận ...
10 sự kiện nổi bật của Ngành Y tế TP HCM trong năm 2024
Ngày 23/12, Sở Y tế TP HCM đã công bố 10 sự kiện y tế nổi bật trong năm 2024.
Thói quen xấu khiến trẻ dễ mắc bệnh tai mũi họng
Bệnh về tai mũi họng nếu không được điều trị kịp thời và dứt điểm sẽ rất dễ tái phát và dẫn đến viêm cầu thận, viêm khớp và các bệnh về tim.
80% bệnh nhân ung thư phổi phát hiện muộn, dự phòng cách nào?
Khoảng 80% bệnh nhân ung thư phổi được chẩn đoán khi bệnh đã ở giai đoạn muộn... Vì vậy, dự phòng, sàng lọc nhằm phát hiện ung thư phổi ở giai đoạn sớm là hết sức quan trọng.
Cắt tuyến giáp ảnh hưởng đến chất lượng sống của bệnh nhân như thế nào?
Nghiên cứu này đánh giá sự thay đổi chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư tuyến giáp từ trước khi phẫu thuật đến 5 năm sau điều trị.
Tưởng cúm thông thường, không ngờ nguy kịch do viêm phổi nặng
Thời tiết trở lạnh, độ ẩm trong không khí thấp làm suy yếu hệ thống miễn dịch dẫn đến cơ thể dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp và tiến triển nhanh thành suy hô hấp có thể đe doạ tính mạng... nên cần chú ý.
5 dấu hiệu về đêm cảnh báo cơ thể đang tích tụ "độc tố"
Nếu thường xuyên xuất hiện những điều này vào ban đêm như đi vệ sinh, bốc hỏa, đổ mồ hôi,... bạn cần chú ý vì có thể cơ thể đang tích tụ độc tố.
Tự chế rượu ngâm cao lá cây để uống, người đàn ông bị nhiễm độc gan
Nhiễm độc gan do thuốc nam hầu hết xảy ra từ từ nên đa số người bệnh khi đến viện cấp cứu đã bị nặng do chất độc tích tụ trong cơ thể lâu. Đa số nhập viện trong tình trạng muộn, khi gan và thận bị suy nặng...
Loài rau là kho chứa canxi, cực bổ dưỡng, nhiều người không biết toàn bỏ đi
Hầu hết bộ phận của củ cải trắng đều có lợi cho sức khỏe, kể cả lá. Lá củ cải rất bổ dưỡng, chứa 150 đến 350 mg canxi trên 100 gam lá rau.
2 khung giờ "vàng" tập thể dục giúp giảm nguy cơ mắc ung thư
Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, tuy nhiên, bạn cũng nên chú ý đến thời gian tập.