Bia rượu cũng có tác dụng kích thích tiêu hóa, ăn ngon miệng, rượu ngâm thuốc, ngâm cao và cá con vật như rắn, tắc kè, bìm bịp… còn có tác dụng chữa xương khớp, bổ thận tráng dương… giúp cho sức khỏe được tăng lên đáng kể. Nhưng uống vừa phải thì tốt, nếu uống nhiều, uống quá chén dẫn đến say lả lướt, nôn mửa, ngộ độ rượu thì lợi bất cập hại. Xin giới thiệu một số bài thuốc nam, một số đồ uống giúp giải rượu nhanh và hiệu quả.
*Bài thuốc 1: Vỏ chanh 50g, vỏ quýt 50g, hoa sắn dây 25g, nhân sâm 10g, đậu khấu 10g, hoa đậu xanh 25g, muối ăn 30g. Tất cả sấy khô, nghiền thành bột, đựng trong bình kín dùng dần, mỗi khi sau rượu dùng 7-10g pha vào nước uống, ngày uống 3 lần. Khi nào hết say thì dừng.
*Bài thuốc 2: Dùng 200g lá dong rửa sạch, giã nát vắt lấy nước cốt cho người say uống. Sau khi uống người tỉnh dần, có ý thức và biết mình say, bài thuốc rất có hiệu quả.
*Bài thứ 3: Dùng 1 quả chanh tươi, vắt lấy nước cho uống hoặc cắt lát mỏng cho người say ăn và uống lôn cả vỏ, càng có kết quả nhanh hơn.
*Bài thuốc 4: Vỏ quýt phơi khô lâu năm, sao thơm, tán vụn. Mơ chua hái quả bỏ hạt, thái nhỏ, cho 2 vị vào nồi hay ấm sắc thuốc, 30 phút sau đemn lọc lấy nước, bỏ bã cho bệnh nhân uống, có thể thêm vào vài lát gừng cho ấm bụng khi sắc.
*Bài thuốc 5: Trà diệp 1 nắm, đậu xanh xay nhỏ 60g, lá long não 10g. Tất cả đem hãm trong bình kín 15 phút sau có thể uống được, uống thay nước hàng ngày. Khi nào tỉnh rượu thì dừng.
*Bài thuốc 6: Trà búp 5g, quất khô 15g thái nhỏ. Tất cả cho vào ấm hãm 20 phút như hãm chè, sau đó uống nóng trong ngày.
*Bài thuốc 7: Hoa sắn dây hoặc củ 10g, trà búp 5g, đậu xanh 10g. Tất cả hãm với nước sôi uống trong ngày.
Lưu ý: Trước khi cho uống những nước thuốc này, cần cho người bệnh uống một cốc nước lọc cho nồng độ rượu loãng ra.
BS Kim Ngân, phòng khám Đa khoa phố Vĩnh Hồ, Hà Nội