Rượu tắc kè bổ thận tráng dương

Chưa đến chợ đã hết tiền” chính là nỗi ám ảnh tâm lý nặng nề khiến nhiều quý ông tự ti trong chuyện phòng the. Để cải thiện tình trạng yếu sinh lý, xuất tinh sớm, rượu tắc kè chính là sự lựa chọn của nhiều người.

Công dụng

Theo ThS Đỗ Việt Hương, Bệnh viện Tuệ Tĩnh, tắc kè là nguồn dược liệu phong phú ở nước ta, được Đông y xếp vào loại thuốc bổ dương. Tắc kè có vị mặn, tính ấm, quy vào các kinh phế và thận, có công năng bổ thận, tráng dương, ích tinh tủy, dùng trong các trường hợp ù tai do thận khí kém, liệt dương, di tinh, tiết tinh sớm, nói chung là các hoạt động sinh dục kém… Ngoài ra, tắc kè còn có tác dụng bổ phế khí dùng trong điều trị các bệnh như hen suyễn lâu ngày, viêm phổi, ho lao, ho ra máu, suy nhược thần kinh…

Có rất nhiều cách sử dụng tắc kè, nhưng chủ yếu là ngâm rượu thuốc. Tuy nhiên, không chỉ đơn giản là cứ cho tắc kè vào rượu rồi ngâm là ta sẽ có một bình rượu tắc kè ngon. Khác với một số loại rượu ngâm khác, muốn có rượu tắc kè trị bệnh tốt, cần ngâm và chế biến tắc kè đúng cách và phù hợp. Bài viết này sẽ hướng dẫn cho bạn cách ngâm rượu tắc kè như thế nào là tốt nhất.

Cách ngâm rượu tắc kè

Lương y Chu Văn Tiến, Hội Đông y Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc chia sẻ về cách dùng tắc kè ngâm rượu, đối với tắc kè tươi, sau khi giết chết, bỏ hết phủ tạng, dùng bông thấm cồn 70 độ lau sạch máu. Sau đó lấy rượu trắng và gừng tươi giã nát bóp đều vào tắc kè, để 30 phút cho hết mùi tanh, để khô se.

Thông thường ngâm rượu tắc kè sẽ ngâm một đôi: một con đực, một con cái hoặc nhiều đôi. Cho tắc kè vào bình, đổ rượu 60 – 70 độ cho ngập tắc kè (một phần tắc kè, 5 – 8 phần rượu), ngâm 100 ngày, chiết lấy dịch lần một rồi ngâm tiếp lần hai bằng rượu 35 – 40 độ trong 60 ngày, lại chắt dịch ra, ngâm tiếp lần ba bằng rượu 35 – 40 độ trong 30 ngày. Hòa chung dịch ngâm của 3 lần lại để pha rượu thuốc.

Với tắc kè khô, chặt bỏ phần đầu từ mắt và 4 bàn chân. Có thể để cả con hoặc chặt thành những miếng nhỏ, sao nhỏ lửa tới hơi vàng, cho mùi thơm hoặc giã giập để có bột thô (nếu giã giập, thời gian ngâm rượu sẽ nhanh hơn), đổ rượu trắng 35 – 40 độ ngâm với tỷ lệ như rượu tắc kè tươi (1 phần tắc kè, 5 – 8 phần rượu) cũng ngâm như rượu tắc kè tươi.

ThS Đỗ Việt Hương cũng nhấn mạnh, ngoài ngâm rượu tắc kè khô có thể kết hợp ngâm với một số vị thuốc khác trong Đông y để tăng công dụng. Tuy rượu tắc kè tốt nhưng không nên lạm dụng và không phải ai cũng có thể sử dụng như những người bị mắc bệnh gan, dạ dày nên hạn. Rượu tắc kè nên uống 2 – 3 lần/ngày mỗi lần 30 – 50ml, uống trước bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ.

P.Hằng (ghi)

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top