Phương dược trị loét dạ dày – hành tá tràng theo thể bệnh

Loét dạ dày – hành tá tràng thuộc phạm vi: vị quản thống, vị thống… của y học cổ truyền. Bệnh có biểu hiện với các chứng đau dạ dày rõ rệt. Tuy nhiên, trong hai thể lớn là: can khí phạm vị và tỳ vị hư hàn, tùy theo nguyên nhân và biểu hiện bệnh lại được chia thành các thể nhỏ và có cách trị khác nhau.
loét dạ dày

Các vị thuốc chữa bệnh dạ dày của đông y

Thể khí trệ: Đau vùng thượng vị, bụng đầy chướng, nhiều khi đau lan sang bờ sườn, ợ hơi, có thể ợ chua nếu có cáu giận, kích động thì đau nhiều hơn hoặc xảy ra cơn đau đột ngột. Bệnh nhân thường hay ngáp dài, ăn kém, đắng miệng, nhạt miệng, rêu lưỡi trắng mỏng.

Phương dược: sơ can lý khí hòa vị. Với thể thông thường dùng bài “sài hồ xơ can”:  Sài hồ 12g, bạch thược 12g, trần bì 8g, trích thược 12g, xuyên khung 8g, chỉ thực 8 – 10g, cam thảo 6 – 8 g. Nếu bệnh nặng thêm huyền hồ 12g,  xuyên luyện tử 10g, mộc hương 8g.

Thể uất nhiệt: Đau vùng thượng vị có cảm giác nóng sót như ăn tỏi, ớt; Ấn vào đau thêm không chịu nổi; Thích chườm đá, chườm lạnh vào bụng; Đắng miệng, ợ chua, người có trạng thái bứt rứt khó chịu hay cáu giận và có cơn cáu giận đau thêm;

Lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng. Thể này dễ gây chảy máu vì máu thụ nơi sưng. Phương dược: thanh nhiệt nhu can hòa vị, bài thuốc “hoàng cầm thang gia giảm”: Hoàng cầm 12g, bạch thược 12g, cam thảo 8g, đại táo 4 quả. Nếu nôn mửa ợ chua gia thêm: ngô thù 2g, hoàng liên 6g. Nôn nhiều gia thêm: rễ bán hạ 8g, gừng tươi 4g.

Thể ứ huyết: Luôn cố định điểm đau, đau thượng vị kéo dài, ấn tay vào điểm đau thì không chịu được, có thể có khi đau quá vã mồ hôi, chân tay lạnh, đau xuyên bờ sườn ra sau lưng. Bệnh nhân nôn ra máu hoặc ỉa phân đen, lưỡi có tia đỏ + tím.

Điều trị bằng cách đánh tan máu ứ bằng bài “cách hạ trục ứ” với các bài thuốc tan huyết gia vị: xuyên khung 12g, đương quy 12g, đào nhân 12g, hồng hoa 8 – 10g, đan bì 10g, xích thược 12g, ô dược 12g, huyền hồ 8g, cam thảo 6 – 8g, hương phụ 12g, chỉ xác 8g. Có thể  gia thêm xuyên luyện tử 8g.

Thể Can vị âm hư: Thận âm hư không dưỡng được can âm, can khí hoành nghịch tam vị khiến cho can vị âm hư, người bệnh đau vùng thượng vị, ợ chua, đắng miệng, đặc biệt luôn cảm thấy khô lưỡi + miệng, đi ngoài phân táo kèm theo  thần kinh suy nhược, mất ngủ, thao thức, bồi hồi, chóng mặt, bốc hỏa.

Phương dược dùng bài “nhất quán tiễn” gồm các vị: sa sâm 16g, mạch môn 14g, đương quy 12g, sinh địa 16g, kỷ tử 14g, xuyên luyện tử 6g. Nếu đầy bụng gia thêm trần bì 6g. Nếu táo bón gia thêm hạt vừng đen 12g.

Thể tỳ vị hư hàn: vùng thượng vị đau lâm râm, xoa bóp đỡ, thích chườm nóng, sợ lạnh, gặp lạnh đau tăng, lao động mệt nhọc đau tăng và hay phát bệnh, sắc mặt vàng rơm (dạng thiếu máu), chân tay lạnh nhất là các đầu ngón tay, mệt + kém sức, hay nôn ra nước trong, đi ngoài phân nhão hoặc phân sống, lưỡi nhạt.

Điều trị cần bổ tỳ, hành khí với bài thuốc “Hương sa lục quân” hoặc “tiểu kiện trung”. Bài hương sa gồm: Sâm hoặc đẳng sâm 10g, bạch truật 14g, bạch linh 14g, cam thảo nước 8g, trần bì 8g, bán hạ chế 10g, mộc hương 6g, sa nhân 10g. Bài “tiểu kiện trung” có tác dụng bổ tỳ, làm ấm tỳ vị, ức chế can dương gồm: quế chi 10 – 12g, bạch thược 21g, cam thảo nước 8g, gừng tươi 8g, đại táo 12g, kẹo mạch nha 36g (sắc xong thuốc mới cho kẹo mạch nha).

BS.LY Tống Trần Luân

(Nguyên trưởng khoa Nội BV Y học cổ truyền TƯ)

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top