Bài thuốc chữa loét dạ dày hiệu quả

Viêm loét dạ dày là chứng bệnh nhiều người gặp do thói quen sinh hoạt và ăn uống bất hợp lý. Dưới đây xin giới thiệu một số bài thuốc chữa loét dạ dày.
/Uploaded/khds.1cdn.vn/2018/09/16/bai-thuoc-da-day1.jpg

Thuốc Nam trị bệnh hiệu quả.

Biện chứng luận trị theo y học cổ truyền có các loại bệnh sau:

* Bệnh tà phạm vi: Có thể sinh bệnh do hàn tà (thức ăn sống lạnh) với triệu chứng vị quản thống cơn đau đột ngột, sợ lạnh, thích nóng, chườm nóng đỡ đau, không khát nhưng thích uống nước nóng, rêu lưỡi trắng, mạch khẩn khi có cơn đau. Phép trị dùng bài gồm bán hạ chế 6g, hậu phác 10g, tô tử 6g, bạch linh 12g, chỉ xác 6g, sinh khương 8g. Sắc uống ngày 1 tháng từ 2 – 3 lần sáng, chiều.

Nếu bệnh sinh do thức ăn đình trệ trong vị  do ăn uống quá nhiều, có triệu chứng vị quản khó chịu, nặng thì đau, ợ hăng, nuốt chua, nôn ra thức ăn chưa tiêu, nôn xong đau bụng giảm, hoặc đại tiện không thông, rêu lưỡi dày cáu.

Bệnh nhân dùng vị thuốc thần khúc 15g, bán hạ chế 8g, la bặc tử 5g, liên kiều 6g, sơn tra 6g, trầ bì 6g, chỉ thực 6g, bạch linh 12g. Nếu đại tiện khó, phân táo gia đại hoàng 2-5g, ngày 1 thang sắc uống 2-3 lần từ sáng đễn chiều.

* Can khí phạm vi: Vị quản trướng đầy, ăn vào đau, đau xuyên lên hai mạn sườn, ợ hơi, trung tiện được thì giảm đau, đại tiện không thông, mạch huyền. Bệnh nhân dùng bài sài hồ 8g, bạch thược 8g, chỉ xác 6g, xuyên khung 6g, hương phụ 6g, mộc hương 5g, diêm hổ sách 5g, cam thảo 4g. Ngày 1 thang sắc uống 2-3 lần.

* Huyết ứ: Đau dữ dội ở một vị trí nhất định vùng thượng vị, đau như kim châm hoặc ôn ra máu tím đen, đại tiện phân đen, lưỡi có ban tím, mạch tế sáp. Đây là do đau lâu ngày không khỏi, dùng bài thuốc: Sinh địa 20g, trắc bạch diệp 12g, ngải cứu 8g, bạch cập 12g, chỉ tử 8g, agiao 10g, hoài sơn 12g, cam thảo 3g, liên nhục 8g. Ngày 1 thang sắc 2-3 lần. Nếu xuất huyết không cầm gia tam thất 8g, nếu thiếu máu nhiều gia nhân sâm, hoàng  kỳ, bạch truật 12g. Nếu sốt do bội nhiễm thêm huyền sâm, đan bì mỗi vị 12g.

* Tỳ vị hư hàn: Đau vùng thượng vị liên miên hoặc từng cơn, thích xoa bóp, chườm nóng, đầy bụng, có khi nôn ra nhiều nước trong, người mệt mỏi, sợ lạnh, chân tay lạnh, đại tiện lúc táo lúc lỏng, thời tiết thay đổi hay bị ngoại cảm, chất lưỡi bệu, rêu lưỡi trắng, mạch nhu nhược hoặc hư tế.

Bệnh nhân dùng đảng sâm 12g, bạch linh 8g, bạch truật 12g, cam thảo 5g, trần bì 8g, bán hạ chế 10g, mộc hương 5g, sa nhân 5g liên nhục 6g, bình vôi 6g, sắc uống ngày 1 thang.

Ngoài ra, để bệnh mau khỏi, bệnh nhân có thể dùng thêm bấm huyệt, châm cứu.

Lương y Nguyễn Minh

(Hội Đông y TP Vũng Tàu)

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
Đau ngón tay và gấp duỗi khó

Đau ngón tay và gấp duỗi khó

Một số trường hợp gân gấp bị viêm xuất hiện cục viêm xơ, làm di động của gân gấp qua vùng ngón tay bị cản trở. Mỗi lần gấp hay duỗi ngón tay rất khó khăn, bệnh nhân phải cố gắng mới bật được ngón tay ra.
back to top