Nhận biết bệnh chảy máu do loét dạ dày tá tràng

Chảy máu do loét dạ dày – tá tràng là một cấp cứu thường gặp, chiếm 40 – 45% trong chảy máu đường tiêu hóa trên. Bệnh thường gặp ở người trên 50 tuổi, có tiền sử loét dạ dày nhiều năm, chảy máu nhiều lần, gặp nhiều ở bệnh nhân có nhóm máu 0, thường xảy ra sau khi uống các loại thuốc giảm viêm không phải steroid như asipirin hay voltaren…hay sau khi dùng corticoid. Có những ổ loét chảy máu dữ dội nhưng có những ổ chảy ri rỉ có thể tự cầm…

Ảnh minh họa

Tình trạng máu chảy tùy vị trí ổ loét

Các ổ loét có thể xơ hay là loét vừa hoặc non đang tiến triển cấp tính. Khi chảy máu có thể trong những tình trạng sau.

Ổ loét ăn thủng vào mạch máu: Đó là những ổ loét nằm ở các vị trí như bờ cong nhỏ, mạch sau dạ dày gần ống các động mạch vành vị, môn vị, động mạch lách… Những ổ loét ở bờ trên, bờ dưới và mạch sau hành tá tràng gần động mạch vị tá tràng…Những trường hợp này thường chảy máu dữ dội, mạch máu có khi phun thành tia, nhất là những bệnh nhân già không có khả năng co mạch.

Nội soi cấp cứu sẽ thấy mạch máu phun theo nhịp đập hay máu đùn dữ dội từ đáy ổ loét, có khi không thể hút kịp. Khi phẫu thuật, những ổ loét này thường to, xơ chai, thủng, co rút các tổ chức xung quanh. Đáy ổ loét ăn mòn vào thành các mạch máu lớn gây chảy máu dữ dội.

Chảy máu từ các mạch máu ở đáy ổ loét: Do ổ loét tiến triển ăn dần các mạch máu lớn ở thành mạch nên gây chảy máu. Mức độ chảy máu không dữ dội nhưng cũng ào ạt nếu có nhiều mạch máu nhô ra. Những trường hợp này thường chảy máu tái phát nhiều lần vì sau những đợt điều trị lại ngưng chảy. Một thời gian sau lại tiếp tục chảy máu.

Nếu nội soi khi ổ loét đã ngừng chảy máu sẽ có thể thấy đầu của một mạch máu lồi lên hay có những mạch máu sẫm màu rải rác. Khi phẫu thuật nếu thăm dò tổn thương sẽ thấy một dấu mạch máu chồi lên ở nền ổ loét, trong lòng được bít một đoạn máu cục sẫm màu.

Chảy máu ở mép ổ loét: do tổn thương tiến triển, niêm mạc ở mép ổ loét viêm bề, ri rỉ chảy máu. Những trường hợp này thường chảy máu ít, dai dẳng và có thể tự cầm. Chảy máu chỉ một vài điểm ở bờ ổ loét. Khi nội soi sẽ thấy bờ ổ loét sưng nề, đỏ sẫm bong và đang ri rỉ chảy máu.

Chảy máu từ niêm mạc xung quanh ổ loét: Có những trường hợp không chảy máu ở ngay ổ loét mà chảy máu ở xung quang ổ loét. Đó là do viêm cấp tính hoặc sau khi uống các loại thuốc kháng viêm không phải steroid như asipirin hay voltaren…hay sau khi dùng corticoid gây loét trợt xung quanh ổ loét. Hoặc ở toàn bộ niêm mạc dạ dày.

Máu chảy do tổn thương phối hợp

Loét dạ dày tá tràng kèm theo loét dạ dày: thường gặp ở bệnh nhân có tiền sử nhiều năm. Ổ loét hành tá tràng xơ chai, chít hẹp môn vị gây ứ đọng hình thành nhiều ổ loét và chảy máu. Thông thường chỉ chảy máu từ một ổ loét, ít khi chảy từ 2 ổ loét.

Xơ gan: loét hành tá tràng phát hiện trong 4 – 7% bệnh nhân xơ gan. Có thể tổn thương loét hoặc là những tổn thương viêm, xước rách niêm mạc. Có thể chảy máu từ ổ loét nhưng cũng có thể chảy máy từ vỡ các búi thĩn mạch, từ các vết xước niêm mạc.

Dãn tĩnh mạch thực quản: là hậu quả tăng áp lực tĩnh mạch cửa. Bệnh nhân cấp cứu do vỡ các bũi tĩnh mạch nên chảy máu dữ dội. Tuy nhiên, có trường hợp kèm theo loét dạ dày – tá tràng. Chảy máu có thể do các búi tĩnh mạch vỡ hoặc có thể từ ổ loét. Rất ít trường hợp chảy máu từ 2 tổn thương.

BSCKII Vũ Đức Chung (Bệnh viện 354)

Theo Đời sống
Day huyệt hạ huyết áp

Day huyệt hạ huyết áp

Để chữa cao huyết áp, ngoài việc dùng thuốc, thay đổi lối sống, y học cổ truyền có một phương pháp rất độc đáo mà ít người biết đến đó là việc tự xoa bóp huyệt vị.
back to top