Đây là loại u tụy có bài tiết, tùy từng loại tế bào mà khối u tụy tiết ra những chất nội tiết khác nhau hạ đường huyết hoặc quá sản niêm mạc dạ dày, kích thích rối loạn bài tiết nước và nước giải. Khối u này dù rất bé nhưng có thể trở thành ác tính.
Loét dạ dày do u tụy
Vị trí
Có 3 loại u thường gặp ở tụy là u lành tính (u nang ở tụy), u ác tính không bài tiết ở tụy và u tụy có bài tiết. U tụy có bài tiết là các khối u xuất phát từ các tế bào của đảo Langherhans, tùy từng loại tế bào mà khối u tiết ra những chất nội tiết khác nhau và gây ra những triệu chứng lâm sàng tương ứng. Những triệu chứng lâm sàng này thường không tương xứng với khối u, nghĩa là khối u có khi rất bé 0,5 – 1cm nhưng triệu chứng lâm sàng lại rất rõ. Lúc đầu các khối u này có thể lành tính, sau sẽ trở thành ác tính.
U tụy bài tiết insulin
U tế bào tiết insulin là khối u của tế bào beta tuyến tụy, tế bào đảm trách chế tiết hormon insulin. U chủ yếu xuất phát từ tế bào A của đảo Langherhans, một số ít có liên quan đến u tuyến cận giáp và tuyến yên. Triệu chứng chủ yếu và gần như duy nhất là các cơn hạ đường huyết xảy ra lúc đói. U có thể nằm ở bất kỳ nơi nào trong tụy nhưng thương ở đầu và đuôi tụy. Có thể có 1 u, 2 u hoặc nhiều u, có khi không thấy u mà chỉ là quá sản với các microadénome dưới 500µ.
Bệnh nhân có u insulin thường có các dấu hiệu thần kinh do hạ glucose máu như đau đầu dai dẳng, không tập trung, nhìn đôi và mờ mắt, vã mồ hôi, đánh trống ngực, co giật, lú lẫn, hôn mê… Để xác định u insulin cần làm các xét nghiệm glucose, insulin, C-peptide… Đặc biệt, dùng các phương tiện chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, CT scan, MRI, chụp động mạch qua da… Đây là một bệnh lý nội tiết rất nặng, nếu không được xử lý đúng, kịp thời những cơn hạ đường huyết kéo dài này sẽ làm tổn thương vĩnh viễn, không hồi phục hệ thần kinh trung ương, gây ra di chứng tâm thần kinh nặng và tàn phế. Phương pháp điều trị chính hiện nay chủ yếu cắt bỏ bán phần hay toàn bộ tuyến tụy, chấp nhận bị đái tháo đường thể 1 (đái tháo đường lệ thuộc insulin, IDDM) và dùng insulin thay thế. Cũng may, khoảng 90 – 95% trường hợp u insulin là lành tính.
U bài tiết gastrin (hội chứng Zollinger Ellison)
Zollinger-Ellison (ZE) là tình trạng bệnh lý gây ra do sự hình thành một hoặc nhiều khối u ở tụy hoặc tá tràng, gọi là u gastrin. U xuất phát từ tế bào A hay D của đảo Langherhans chưa được xác định rõ ràng. U thường nằm ở thân và đuôi tụy. 55 – 60% là u ác tính di căn gan, hạch. Khối u này tiết ra chất gastrin, chất kích thích dạ dày sản xuất quá nhiều acid dẫn tới loét dạ dày, tá tràng. Loét tiến triển tái phát, điều trị bằng các thuốc chống loét dạ dày không hiệu quả. Có thể loét ngoài dạ dày như thực quản, ruột, ỉa chảy.
Ngoài ở tụỵ và tá tràng, khối u cũng có thể ở các vị trí khác như nang lympho ruột, túi mật, gan, buồng trứng… Bệnh có thể gặp ở bất cứ lứa tuổi nào, nhưng thường thấy ở lứa tuổi 50. Khi mắc ZE, bệnh nhân thấy đau bụng vùng thượng vị, tiêu chảy, ợ nóng; cùng với đó là buồn nôn, nôn, chảy máu tiêu hóa do biến chứng của ổ loét. Loét thường nhiều ổ, xuất hiện ở cả những vị trí không thường gặp, vì thế việc điều trị gặp nhiều khó khăn và bệnh hay tái phát. Điều trị nội khoa hoặc phẫu thuật cắt khối u, dạ dày.
Hội chứng Verner – morrison
Đây là khối u tụy chưa rõ xuất phát từ tế bào nào, người ta chỉ thấy bằng tế bào D. Khối u này tiết ra chất VII (vasoavtive intestinal peptide). Chất này kích thích ruột bài tiết nước và điện giải. Triệu chứng chủ yếu là tiêu chảy mạn tính, tiêu chảy nặng, phân toàn nước dẫn tới giảm kali máu; không tăng tiết dịch vị mà giảm tiết giảm toan, vô toan. Điều trị bằng cắt bỏ u.