Đo đường máu như thế nào cho đúng?

o đường máu là điều bắt buộc bất kể họ đang được điều trị bằng thuốc viên hạ đường máu hay đang tiêm insulin.
đo đường máu

Đo đường máu.

Hỏi: Tôi mới bị đái tháo đường, bác sĩ khuyên nên đo đường máu hằng ngày nhưng tôi không rõ mỗi lần đo mấy lần và thời điểm nào là tốt nhất?

Nguyễn Hồng Khanh (Hà Nội)

ThS Nguyễn Huy Cường, Nguyên Phó trưởng khoa Đái tháo đường, Bệnh viện Nội tiết TƯ: Hiệp hội đái tháo đường Mỹ khuyến cáo tất cả bệnh nhân cần phải tự đo đường máu, bất kể họ đang được điều trị bằng thuốc viên hạ đường máu hay đang tiêm insulin.

Theo đó, bệnh nhân đái tháo đường typ 2 đang tiêm insulin nhiều lần/ngày cần đo đường máu ít nhất 3 lần/ngày. Đối với những bệnh nhân dùng thuốc viên hạ đường máu hoặc bệnh nhân tiêm insulin ít lần hơn thì tùy theo sự ổn định đường máu mà số lần thử đường khác nhau (không chắc chắn số lần thử bao nhiêu/ngày là hợp lý).

Một số khuyến cáo khác: Bệnh nhân đái tháo đường điều trị bằng insulin nên thử ít nhất 4 lần/ngày: 3 lần trước 3 bữa ăn chính và 1 lần khi đi ngủ. Bệnh nhân đái tháo đường typ 2 thử đường máu ít nhất 4 lần/tuần: 2 lần lúc đói và 2 lần sau ăn.

TN (ghi)

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
Đau ngón tay và gấp duỗi khó

Đau ngón tay và gấp duỗi khó

Một số trường hợp gân gấp bị viêm xuất hiện cục viêm xơ, làm di động của gân gấp qua vùng ngón tay bị cản trở. Mỗi lần gấp hay duỗi ngón tay rất khó khăn, bệnh nhân phải cố gắng mới bật được ngón tay ra.
back to top