Những loại rau củ quen thuộc dễ gây ngộ độc nếu không sơ chế kỹ

Thường xuyên xuất hiện trong các bữa ăn của người Việt, những loại rau củ dưới đây được các chuyên gia khuyên cần sơ chế kỹ trước khi chế biến hoặc ăn, để tránh nguy cơ bị ngộ độc.

Mộc nhĩ

Theo National Jewish Health, mộc nhĩ là một loại thực phẩm có màu đen rất đặc biệt, ăn thường xuyên có tác dụng nuôi dưỡng và bảo vệ tóc, đồng thời có thể thúc đẩy lưu lượng máu, bổ sung các nguyên tố giàu chất sắt, ngăn ngừa sự xuất hiện của bệnh thiếu máu do thiếu sắt.

Chất Polysaccharide trong mộc nhĩ là nguồn dinh dưỡng chính có tác dụng nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể, chống loét miệng, thúc đẩy máu lưu thông, đạt được mục đích hạ lipid máu, ổn định huyết áp.

Trước khi ăn mộc nhĩ, bạn cần ngâm nấm trước với nước ấm, hoặc chần qua để nấm mềm ra, có lợi hơn cho sức khỏe và có thể khử độc tố hiệu quả.

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Giá đỗ

Giá đỗ có vị ngọt mát, thanh mát, nhiều gia đình vẫn tự làm ở nhà nhưng giá đỗ rất dễ bị nhiễm vi sinh vật. Báo cáo đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới về giá đỗ và các loại rau mầm khác cho thấy giá đỗ có nguy cơ nhiễm vi khuẩn gây bệnh.

Do môi trường trồng giá đỗ là nơi ẩm ướt, ấm áp, đây cũng là nơi thích hợp cho vi sinh vật phát triển và sinh sản, khiến giá đỗ rất dễ bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh.

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), từ năm 1996 đến tháng 8/2020, đã có 52 đợt bùng phát dịch bệnh do thực phẩm liên quan đến giá đỗ bị ô nhiễm, dẫn đến 2.700 ca nhiễm bệnh.

Vi khuẩn gây bệnh này sợ nóng, có thể tiêu diệt bằng cách chần qua nước nóng để đảm bảo an toàn thực phẩm.

FDA cũng đã nhiều lần nhấn mạnh rằng tất cả các loại giá đỗ, kể cả giá đỗ xanh, phải được làm nóng hoàn toàn mới có thể ăn được an toàn.

Vì vậy, khi ăn giá đỗ, đặc biệt là giá đỗ nguội, bạn phải chần qua nước nóng trước khi ăn.

Các loại rau khó rửa

Bao gồm bông cải xanh, súp lơ trắng, nấm, tảo bẹ...

Các loại rau như súp lơ, có một lớp sáp trên bề mặt, nước không thể rửa sạch hoàn toàn.

Từ đây mà nhiều người lo lắng rằng bụi, dư lượng thuốc trừ sâu, trứng côn trùng và các chất gây ô nhiễm khác của bông cải xanh sẽ không được rửa sạch.

Ngoài ra, súp lơ, nấm, tảo bẹ… có thể không dễ làm sạch do cấu trúc của chúng, vì vậy khi nấu ăn, chúng ta cần chần qua nước nóng sẽ giúp loại bỏ bớt các thành phần độc hại.

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Các loại đậu

Các loại đậu thường dùng là đậu xanh, đậu lăng… có thể chế biến thành nhiều món ngon khác nhau. Đậu lăng rất giàu chất dinh dưỡng nhưng không thích hợp để ăn sống vì chứa một lượng lớn saponin, nếu không nấu chín sẽ có thể bị ngộ độc.

Ngộ độc thực phẩm do ăn đậu hầu hết có biểu hiện ra mồ hôi lạnh, chân tay tê mỏi, chóng mặt, nhức đầu, đau bụng, tiêu chảy, sốt, vì vậy nên chần đậu trước rồi mới nấu lượt thứ hai để đảm bảo đậu chín kỹ.

Theo Đời sống
Sai lầm khi sử dụng nước mắm, vô tình gây hại sức khỏe

Sai lầm khi sử dụng nước mắm, vô tình gây hại sức khỏe

Nước mắm là thứ gia vị không thể thiếu trong các gia đình Việt. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách sử dụng nước mắm đúng cách. Nhiều người mắc phải những sai lầm khi sử dụng nước mắm, vô tình gây hại cho sức khỏe.
5 loại thực phẩm không nên dùng chung với cà phê

5 loại thực phẩm không nên dùng chung với cà phê

Cà phê là món đồ uống yêu thích của nhiều người bởi hương vị thơm ngon và rất có lợi cho sức khỏe khi được uống điều độ. Tuy nhiên, khi kết hợp với một số thực phẩm, cà phê có thể làm giảm hiệu quả hấp thụ dưỡng chất.
Mì chính không rõ nguồn gốc... gây hại sức khoẻ

Mì chính không rõ nguồn gốc... gây hại sức khoẻ

Những sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo chất lượng có thể gây nguy hại sức khỏe. Đặc biệt, mì chính lại là loại gia vị mà chúng ta ăn hàng ngày. Vì vậy, người tiêu dùng cần đặc biệt lưu tâm khi mua sản phẩm.
back to top