Nhiễm khuẩn hốc mắt do viêm xoang dễ mù

V
viêm xoang

Viêm xoang gây nhiễm khuẩn mắt (Ảnh minh họa).

Nhiễm khuẩn hốc mắt là do nhiễm khuẩn thứ phát do nhiễm khuẩn từ bên ngoài vào do từ các hốc xoang vây quanh  là xoang hàm trên, xoang sàng. Tuy nhiên sự nhiễm khuẩn khác như do chấn thương, dị vật. Sự nhiễm khuẩn từ xoang sang có thể trực tiếp xuyên qua cấu trúc xương bắt đầu gây viêm màng xương rối tới nhãn cầu hoặc gián tiếp thông qua đám tĩnh mạch không có van bao vây quang nhãn.

Với CT hoặc MRI có thể giúp chúng ta phân biệt một viêm nội nhãn  với một viêm thứ phát từ ngoài vào. Có 1-3% viêm xoang nhiễm khuẩn bị biến chứng bị biến chứng viêm mắt. Trong  bệnh  viêm xoang nhiễm khuẩn có 13% trở thành viêm xoang phức tạp và  viêm hốc mắt là do viêm xoang chiếm tỷ lệ 75-85%.

Trước kỷ nguyên kháng sinh 17% bệnh nhân viêm hốc mắt bị chết do viêm màng não và 20% bệnh nhân  bị mù mắt. Ngày nay nhờ vai trò của kháng sinh, tỷ lệ chết chỉ còn 3% và 10 % bệnh nhân viêm hốc mắt bị mù.

Viêm hốc mắt do viêm xoang thường có biểu hiện: Mắt và tổ chức xung quanh hốc mắt bị nhiễm khuẩn; Viêm xương; Viêm dây thần kinh thị giác; Viêm tắc tĩnh mạch xoang hang; Hình thành  u nang nhầy Mucocele làm thành xương bị ăn mòn mỏng; Viêm đáy mắt.

Đặc điểm lâm sàng của bệnh là: Mắt vì viêm và phù nề dữ dội làm mắt bị đẩy lồi ra phía trước, nhãn cầu bị hạn chế vận động, bị mù hoàn toàn nếu thiếu máu cục bộ kéo dài trong 90 phút. Sự  biến dạng nhãn cầu gây tổn thương thần kinh thị giác do đó phẫu thuật áp xe mắt được coi là một phẫu thuật cấp cứu.

Tuyến lệ hoặc ống lệ và các tế bào bao quanh dễ bị viêm. Sự nhiễm khuẩn mắt là do  tĩnh mạch mắt bị bít tắc dẫn tới viêm dây thần kinh thị giác, màng não bị viêm và cuối cùng là  áp xe não và  viêm tắc tĩnh mạch  xoang hang.

Triệu chứng lâm sàng: là các triệu chứng của viêm xoang mạn tính hoặc cấp tính và những triệu chứng của viêm hốc mắt: bao gồm phù nề quanh hốc mắt,  mắt bị lồi, giảm thị lực. Điều trị bằng cách dùng kháng sinh và phẫu thuật khi nội khoa không có tác dụng.

PGS.TS Nguyễn Ngọc Dinh (Viện Tai Mũi Họng TƯ)

Theo Đời sống
Xước da bệnh nhân 52 tuổi nguy kịch vì uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Cứu bệnh nhân 52 tuổi bị uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Người dân không nên chủ quan với bệnh uốn ván, khi gặp các vết thương cần phải chủ động tiêm ngừa. Trong trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, cần sớm đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, tránh những diễn biến nguy hiểm.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top