Tăng cường chức năng hô hấp chữa viêm xoang

Các bệnh đường hô hấp cũng như nhiều bệnh khác thường dễ phát sinh hoặc nặng lên trong mùa thu đông – là lúc thời tiết giao mùa, khi mà vũ trụ vận hành từ dương sang âm, từ nóng sang lạnh cho nên sự thích nghi giữa con người và tự nhiên không hợp nhất, làm trạng thái sinh học biến động mà khởi phát hoặc nặng thêm bệnh tật.

Ảnh minh họa.

Để tăng cường chức năng cho hệ thống hô hấp, phòng chống viêm xoang, viêm mũi, viêm phổi… hãy thực hiện theo các cách sau đây.

Thở nội lực: Đứng thẳng ở nơi không khí trong lành, dùng ngón tay trỏ bịt 1 bên lỗ mũi và thở mạnh một lúc và đổi bên. Tác dụng: Sấy nóng và thông thoáng đường hô hấp.

Day đầu mũi: Dùng 2 ngón tay cái day và vê đầu mũi, làm như vậy sẽ làm tăng tiết dịch nhày, phá vỡ bí kết chất bã và ngoại dịch ổ mũi, tốt cho các xoang.

Xoa cánh mũi: Dùng 2 bàn tay chà xát vào nhau cho nóng lên (đặc biệt là mô cái), sau đó 2 tay chắp lại vuốt dọc theo sống mũi nhiều lần. Thực hiện như vậy sẽ làm cho sống mũi và đường hô hấp ngoài sung nhuận – Khí huyết lưu thông, nội dịch xoay vần, phá vỡ các bí kết và làm cho mũi sáng đẹp.

Thở khí công nội quán: Hít vào tâm ta nhận biết vùng mũi. Thở ra ta thả lỏng vùng mặt và cảm nhận khí lan tỏa khắp vùng mặt, đến khi cả vùng mặt ấm lên. Thực hiện 18 – 24 hơi thở, pháp này sẽ làm cho các xoang thông nhau thuộc mắt, mũi, miệng, họng thông thoáng và ấm nóng, sẽ có tác dụng phòng chống viêm đường hô hấp ngoài và viêm hệ thống xoang vùng mặt.

Day bấm huyệt nghinh hương: Huyệt thượng nghinh hương là chỗ lõm ở mặt ngoài trên cung thuộc đầu mũi. Khi bấm dùng 2 ngón tay trỏ để ấn vào mỗi bên đối diện, khi có cảm giác căng tức thì sẽ day, làm vài lần.

Huyệt hạ nghinh hương là chỗ lõm ở mặt ngoài dưới cung thuộc đầu mũi. Cách day ấn cũng như huyệt thượng nghinh hương. Tác dụng: Day huyệt thượng nghinh hương để làm lưu thông khí huyết và thông thoáng các xoang. Còn day bấm huyệt hạ nghinh hương để thông rốn phổi và mở phế quản.

BS Nguyễn Văn Thắng

(nguyên Trưởng khoa Giải phẫu bệnh, Bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội)

Theo Đời sống
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top