An thông khí, sản phẩm tuyệt vời cho người mắc viêm mũi xoang

Trong điều kiện môi trường ngày càng bị ô nhiễm như hiện nay, các bệnh lý mũi xoang như viêm mũi dị ứng, viêm mũi và viêm xoang cấp và mạn tính… là rất thường gặp và đang có xu hướng gia tăng.

An thông khí, sản phẩm tuyệt vời cho người mắc viêm mũi xoang

Theo thống kê của các chuyên gia, chỉ riêng với viêm mũi dị ứng tỷ lệ mắc trong dân chúng lên tới 6,32%, tỷ lệ phát bệnh là 10-20%. Theo viện dịch tễ học Việt Nam, số người mắc bệnh viêm xoang chiếm trên 20% dân số năm 2015, trong đó người mắc bệnh viêm xoang mạn tính chiếm tỷ lệ khá lớn, hơn 68% trong số người bị viêm xoang.

Tình hình càng trở nên báo động khi tỷ lệ mắc bệnh lý này ở trẻ em và thanh thiếu niên ngày càng gia tăng và để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Ở nước ta, kinh nghiệm dân gian sử dụng các cây thuốc nam để phòng chống viêm mũi xoang là cực kỳ phong phú, trong đó phải kể đến các vị thuốc rất thông dụng như ké đầu ngựa, bạc hà, củ hành ta, cỏ cứt lợn, củ sả… và cả những vị được dùng theo tích chất địa phương và gia truyền như lá lốt, kèo nèo,củ chuối…

Người ta có thể dùng độc vị, nhưng thường là kết hợp nhiều vị với nhau trong một sản phẩm mang tính chỉnh thể và được trải nghiệm qua nhiều đời ví như sản phẩm viên nang An thông khí.

Đây là sản phẩm có xuất xứ từ bài thuốc gia truyền chuyên chữa bệnh viêm mũi xoang cho bà con Khmer nghèo ở vùng quê Trà Vinh và các tỉnh lân cận của gia đình lương y Kim Mone.

Bài thuốc này đã được Sở Y tế tỉnh Trà Vinh cấp giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền với tên gọi Viêm Xoang Mũi

Trong bài thuốc có: Ké đầu ngựa, thuộc nhóm tân ôn giải biểu, có công dụng phát tán phong hàn, kháng khuẩn, tiêu viêm, giảm đau, chống dị ứng, là chủ dược trong cổ phương Thương nhĩ tử tán.

Bạc hà thuộc nhóm tân lương giải biểu, có công dụng nhát tán phong nhiệt, kháng khuẩn, giải nhiệt, kháng virut, tiêu viêm, giảm đau, chống ho, tăng cường khả năng miễn dịch, trừ đàm, giảm ngứa và lợi mật, cũng là vị thuốc chủ chốt trong Thương nhĩ tử tán.

Củ sả vị cay, tính ấm, có công dụng giải cảm hàn thấp, sát khuẩn, tiêu viêm, tiêu đờm, giảm ho, giảm đau.

Củ hành ta vị cay, tính bình, có tác dụng làm ra mồ hôi, thông khí, hoạt huyết, kháng khuẩn, tiêu viêm, tăng miễn dịch, hỗ trợ đường hô hấp.

Cỏ cứt lợn (Ageratum conyzoides L.) vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, kháng khuẩn, tiêu sưng, cầm máu, chuyên được dùng để chữa viêm mũi xoang trong dân gian.

Lá lốt, vị cay, tính ấm, trị phong hàn thấp, giảm đau, chống viêm, chữa chảy nước mũi hôi.

Kèo nèo là loại cây hoang dại mọc khắp đồng bằng sông Cửu Long, có công dụng giải nhiệt, mát gan, lợi tiểu, chữa nhức mỏi, đau lưng.

Củ chuối vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt, giải độc, chữa sưng tấy, tiêu viêm và làm tăng tân dịch.

Các vị thuốc phối hợp với nhau tạo nên khả năng giúp tăng lưu thông phế khí, thông mũi xoang, hỗ trợ làm giảm triệu chứng của viêm xoang, viêm múi dị ứng như nghẹt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, đau nhức và nặng vùng trán, vùng mặt.

Trước đây, bài thuốc Viêm Xoang Mũi bào chế dưới dạng bột có vị rất đắng nên khó dùng và cũng khó bảo quản. Hiện nay, được sự cho phép của Bộ Y tế, Công ty Cổ phần dược phẩm TIPHARCO đã hợp tác với Công ty TNHH thuốc gia truyền dân tộc Trà Vinh bào chế dưới dạng viên nang bằng công nghệ kỹ thuật hiện đại với tên gọi mới là An Thông Khí.

Sản phẩm đã được thông qua sự kiểm định chặt chẽ của Bộ Y Tế vào ngày 09/06/2017 và được xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm số: 17788/2017 ATTP –XNCB.

Với tính hiệu quả, an toàn, tiện dùng và dễ bảo quản, An thông khí đã và đang chiếm được lòng tin của rất nhiều bệnh nhân.

An thông khí, sản phẩm tuyệt vời cho người mắc viêm mũi xoang ảnh 2

Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Theo chuyên gia Hoàng Khánh Toàn

(Chủ nhiệm khoa Đông y, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108)

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top