Mùa hè ăn sứa đỏ rất ngon nhưng cần lưu ý điều này
Ngọc Mai (Ảnh: Tổng hợp)
Tháng ba đến tháng sáu dương lịch, dọc các con phố ở Hà Nội, những gánh sứa đỏ lại tấp nập người mua. Món này tuy không còn mới mẻ nhưng "gây sốt" bởi hương vị độc đáo và lạ miệng.
chia sẻ
Được coi là đặc sản của mùa hè, sứa đỏ khi ăn thân thì mềm như thạch, còn chân lại giòn sần sật khiến du khách thích thú.
Vốn sứa đỏ không có vị nhưng khi kết hợp cùng lá tía tô, đậu phụ, cùi dừa rồi chấm một chút mắm tôm lại đem lại một hương vị độc lạ khó quên.
Sứa đỏ có giá trị dinh dưỡng rất cao, thơm ngon, mát bổ mang mùi vị của biển và vị ngọt mát. Sứa đỏ sau khi đánh bắt được không cần chế biến có thể xuất bán ngay.
Món sứa đỏ tuy ngon nhưng không phải ai cũng ăn được. Theo đó, trong sứa đỏ chứa độc tố, nếu không biết sơ chế sứa đúng cách khi ăn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Cũng có nhiều trường hợp xảy ra dị ứng sau khi ăn, thậm chí còn bị ngộ độc. Nguyên nhân gây ra dị ứng hay ngộ độc sứa đỏ do cơ địa hoặc khi sơ chế chưa loại bỏ được hết độc tố trong sứa.
Một số biểu hiện phổ biến khi ngộ độc sứa đỏ như nôn nao khó chịu, đau bụng, buồn nôn, nhức đầu... khi có biểu hiện nặng thì da tím tái, co giật thâm chí hôn mê.
Sứa chứa nhiều vi khuẩn và mầm bệnh, nếu không được sơ chế và chế biến đúng cách khi ăn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người ăn.
Đối với những người có tiền sử dị ứng hải sản thì không nên ăn sứa.
Những người già, người có sức đề kháng kém, suy giảm miễn dịch cũng không nên ăn sứa đỏ.
Ngoài ra, trong sứa đỏ chứa protein và collagen, những người bị xơ gan hay viêm gan có thể làm giảm chức năng gan nên hạn chế ăn.
Ngày nay, nhiều người thường xem nhẹ các triệu chứng đau lưng hay cổ vai gáy. Tuy nhiên, nhiều trường hợp không chỉ là cơn đau tạm thời mà có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nghiêm trọng.
Kháng thuốc hiện là mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng và sự phát triển bền vững. WHO đưa ra chủ đề là “Giáo dục, Vận động, Hành động ngay”.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, đã có gần 300.000 ca tử vong do đề kháng thuốc kháng sinh tại Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2020 đến năm 2023. Dùng kháng sinh đúng liều sẽ giúp mỗi thành viên trong gia đình khỏe mạnh.
Viêm loét dạ dày tá tràng và trào ngược dạ dày thực quản... là những bệnh thường gặp và cần được chú ý và điều trị kịp thời nếu không sẽ dẫn đến xuất huyết tiêu hóa, ung thư dạ dày.
Biến chứng đái tháo đường phần lớn do lượng đường trong máu tăng cao trong thời gian dài không kiểm soát gây tổn thương mạch máu nhỏ, mạch máu lớn. Khi mạch máu bị tổn thương sẽ ảnh hưởng đến chức năng của thần kinh, mắt, thận, tim, chi,…
Khoảng 1 giờ sau khi ăn canh nấm rừng, cả 8 người đều có triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, mất ý thức, buồn nôn, đau bụng dữ dội nên được đưa đến phòng khám Quân dân y A Xan cấp cứu.
11 năm kiên trì điều trị ung thư dạ dày và 3 năm điều trị ung thư đại tràng, cụ ông 84 tuổi đã hái trái ngọt” là sức khỏe người bệnh ổn định, cuộc sống luôn vui vẻ, lạc quan.
Bệnh viện Hoàn Mỹ Đồng Nai vừa phẫu thuật cắt bỏ khối u quái hiếm gặp chứa đầy tóc, móng và xương. Loại u này không có triệu chứng nhưng gây nhiều biến chứng dễ đe dọa tính mạng.
Trường hợp nhẹ, mụn nhọt có thể tự khỏi nếu được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, nếu không xử lý cẩn thận, mụn nhọt phát triển thành cụm gây các biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng lan rộng, nhiễm trùng máu.
Đau nửa đầu Migraine (đau đầu vận mạch) là một trong những nguyên nhân gây đau đầu thường gặp nhất có nguồn gốc rối loạn nguyên phát ở não, có thể gây biến chứng thần kinh nguy hiểm tính mạng như liệt nửa người, nhồi máu não, co giật...