Những điều cần biết khi ăn sứa đỏ

Mùa hè đến cũng là mùa của sứa đỏ, là món ăn vặt của người dân Hà Nội đầu hè, đồng thời cũng có nhiều chất dinh dưỡng, tuy nhiên không phải ai cũng ăn được và cần phải lưu ý khi ăn tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

Sứa đỏ là món ăn không chỉ người dân Hà Nội ưa chuộng mà các du khách khi đến Hà Nội vào dịp hè đều tìm đến. Vào dịp đầu hè, các hàng bán sứa đỏ xuất hiện tại một số con phố cổ như Hàng Chiếu, chợ Đồng Xuân... lại nhộn nhịp người đến thưởng thức.

Món ăn này có tác dụng thanh nhiệt. Trong Đông y, sứa đỏ có rất nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe như thanh nhiệt giải độc, hóa đờm hạ áp, khứ phong trừ thấp... Tuy nhiên cần lưu ý một số điều khi ăn món ăn này để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

Những lưu ý khi ăn sứa đỏ

Theo Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế khuyến cáo, vì trong sứa chứa độc tố, nếu không biết sơ chế sứa đúng cách khi ăn sẽ ảnh hưởng đến tính mạng con người.

Sứa đỏ có thể nói là một món ăn ngon, giúp giải nhiệt mùa nóng, đồng thời mang lại nhiều công dụng cho sức khỏe và còn đóng vai trò là một vị thuốc dân gian. Tuy nhiên, ăn sứa có thể gây ra một vài rủi ro mà người ăn cần phải lưu ý:

Phản ứng dị ứng: Đặc biệt với những người có cơ địa dị ứng thì việc chọn ăn sứa nên hết sức cẩn trọng vì sẽ gây ra tình trạng phản vệ, nhưng thường ít gặp.

Nhiễm vi khuẩn và các mầm bệnh: Điều này hầu hết liên quan đến quá trình chế biến không được sạch sẽ gây nhiễm khuẩn từ môi trường ngoài, gây ảnh hưởng sức khỏe của người sử dụng.

Lượng nhôm cao: Liên quan đến quy trình chế biến sứa, do khi chế biến người ta sẽ dùng tới phèn có thành phần là muối nhôm kali sunphat, đã được chứng nhận là chất an toàn, tuy nhiên nếu hàm lượng hấp thu vào quá cao sẽ có thể gây chứng Alzheimer và bệnh lý viêm ruột.

Sứa chứa nhiều vi khuẩn và mầm bệnh, nếu không được sơ chế và chế biến đúng cách khi ăn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người ăn.

Những người không nên ăn sứa đỏ

Đối với những người có tiền sử dị ứng hải sản thì không nên ăn sứa. Sứa là động vật dưới biển, khi bị dị ứng gây nên hiện tượng mẩn đỏ, khó thở... Đặc biệt là phụ nữ mang thai không nên ăn món sứa đỏ do có nhiều độc tố gây dị ứng ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Những người già, người có sức đề kháng kém, suy giảm miễn dịch cũng không nên ăn sứa đỏ. Trong sứa đỏ khi ăn sống cũng có thể mang mầm bệnh, vi khuẩn ảnh hưởng đến sức khỏe.

Người bị huyết áp thấp cũng không nên sử dụng sứa đỏ, sứa có tác dụng làm giảm áp lực máu. Do vậy người có tiền sử huyết áp thấp, khi sử dụng món ăn này dễ xảy ra hiện tượng chóng mặt, choáng váng và khó thở.

Trong sứa đỏ chứa protein và collagen, những người bị xơ gan hay viêm gan có thể làm giảm chức năng gan nên hạn chế ăn.

Theo Đời sống
Sai lầm khi sử dụng nước mắm, vô tình gây hại sức khỏe

Sai lầm khi sử dụng nước mắm, vô tình gây hại sức khỏe

Nước mắm là thứ gia vị không thể thiếu trong các gia đình Việt. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách sử dụng nước mắm đúng cách. Nhiều người mắc phải những sai lầm khi sử dụng nước mắm, vô tình gây hại cho sức khỏe.
back to top