Luộc rau nên đậy hay mở nắp nồi?

Tưởng chừng như việc luộc rau là dễ nhưng có nhiều người lại không biết rằng khi luộc rau thì nên đậy nắp hay mở nắp và đâu là cách luộc chuẩn nhất?

Luộc rau được nhiều người cho là một trong những công việc nấu ăn đơn giản. Bạn chỉ cần làm sạch rau, cho vào nước sôi và đợi rau chín là đã hoàn thành.

Tuy nhiên, sự thật là chúng ta cần nhiều kỹ năng luộc rau hơn thế. Ví dụ như rửa rau thế nào cho sạch? Có nên đậy nắp nồi khi luộc rau hay không? Làm sao để rau giữ được hương vị? Màu sắc và giá trị dinh dưỡng nhất trong quá trình luộc,…

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, rau là một phần quan trọng trong chế độ ăn uống, cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin và chất chống oxy hóa. Tuy nhiên, khi luộc rau các vitamin C, B1 và folate ngấm vào nước.

Khi rau tiếp xúc với nhiệt càng lâu thì lượng vitamin mất đi càng nhiều. Đặc biệt các loại rau họ cải như súp lơ xanh, bông cải xanh có thể mất hơn 50% chất chống oxy hóa khi đun sôi.

Luộc rau nên đậy hay mở nắp nồi? ảnh 1

Luộc rau nên đậy hay mở nắp nồi?

Luộc rau nên đậy nắp hay mở nắp?

Việc luộc rau đậy nắp hay mở nắp đều sẽ có những ưu điểm và nhược điểm riêng.

Trường hợp mở nắp khi luộc rau

Trong rau sẽ có chứa một số lượng lớn axit hữu cơ, trong đó sẽ có một số loại gây hại cho sức khỏe, tuy nhiên những chất này có thể bốc hơi khi luộc. Ngoài ra, một số loại rau được phun thuốc trừ sâu hoặc thuốc tăng trưởng không an toàn thực phẩm.

Chính vì thế, khi mở nắp nồi lúc luộc sẽ giúp loại bỏ chất độc hại cũng như các hoá chất có trong rau. Không những thế, mở nắp khi luộc còn giúp giữ lại lượng magie tự nhiên và chất diệp lục làm cho rau luộc có được màu xanh bắt mắt và hấp dẫn.

Tuy nhiên, khi mở nắp lúc luộc sẽ làm cho rau lâu chín và làm mất đi một số chất dinh dưỡng cũng như vitamin có trong rau.

Trường hợp đậy nắp khi luộc rau

Thì lượng vitamin cũng như thành phần dưỡng chất của rau sẽ không bị mất đi và đồng thời cũng giữ lại các chất độc hại gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.

Nguyên tắc luộc rau đúng cách

Theo nguyên tắc chung, khi luộc rau, tốt nhất là giữ thời gian nấu, nhiệt độ và lượng chất lỏng ở mức tối thiểu để giữ dinh dưỡng cho rau. Đó là lý do tại sao hấp là một trong những cách tốt nhất để nấu cho hầu hết các loại rau.

Khi rửa rau, không được chà xát rau quá mạnh mà rửa nhẹ nhàng với nước sạch. Rửa xong, không nên để rau quá lâu trước khi đun sôi, bởi như vậy rau sẽ mất độ tươi.

Không được luộc rau trong nước lạnh sẽ làm rau mất đi chất dinh dưỡng cũng như rau không được ngon, chính vì vậy bạn nên đun nước thật sôi rồi mới cho rau vào luộc.

Luộc rau đến độ chín vừa, không nên luộc rau quá lâu sẽ làm cho rau mất đi độ giòn tự nhiên cũng như lượng dinh dưỡng cũng bị giảm.

Cho một tí muối vào nồi nước luộc sẽ giúp rau giòn ngon, màu xanh bắt mắt và sẽ giúp hạn chế hao tổn vitamin trong rau.

Sau khi chế biến thì nên thưởng thức liền, không nên luộc rau cách thời gian ăn quá lâu hoặc cũng không luộc sẵn rồi khi ăn sẽ hâm lại. Như vậy cũng sẽ làm cho chất dinh dưỡng của rau cũng bị giảm đi.

Theo Đời sống
Ai không nên ăn chôm chôm?

Ai không nên ăn chôm chôm?

Chôm chôm là trái cây nhiệt đới thơm ngon, chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, một số người được khuyến cáo hạn chế hoặc không nên ăn chôm chôm vì có thể đe dọa sức khỏe.
back to top