Điều này đặt một cột mốc mới, có ý nghĩa to lớn đối với các cặp vợ chồng không có tử cung và hiếm muộn.
Theo thông tin đăng tải, người mẹ 35 tuổi không có tử cung, được người thân hiến tặng tử cung. Bác sĩ tách tử cung rồi đưa vào cơ thể, nối với âm đạo và các mô xung quanh. Ca ghép được thực hiện vào tháng 10/2021, tất cả đều do robot hỗ trợ.
|
Mười tháng sau, phôi thai do IVF tạo ra trước khi cấy ghép được cấy vào tử cung cấy ghép, người mẹ đã mang thai và cảm thấy khỏe mạnh. Theo kế hoạch, cô đã sinh mổ vào cuối tháng 5 năm nay, bé trai chào đời nặng khoảng 3kg, cả hai mẹ con đều khỏe mạnh.
Pernilla Dahm-Kähler, phó giáo sư sản phụ khoa tại Học viện Sahlgrenska thuộc Đại học Gothenburg, bác sĩ phẫu thuật chính của ca phẫu thuật, đã đề cập rằng với sự trợ giúp của robot, các ca phẫu thuật chính xác và tỉ mỉ có thể được thực hiện.
"Chúng tôi rất tự hào, cũng rất hài lòng rằng cấy ghép tử cung có thể được phát triển thành một kỹ thuật xâm lấn tối thiểu như vậy", Phó giáo sư Pernilla Dahm-Kähler nói