Bác sĩ mách cách chuẩn bị trước khi thụ tinh ống nghiệm để thành công

Hiện có không ít các cặp vợ chồng lựa chọn làm thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) để có thể được làm cha, làm mẹ. Vậy để thành công cần chuẩn bị những gì?

Được làm bố làm mẹ luôn là điều thiêng liêng và tuyệt vời đối với các cặp vợ chồng. Song nhiều cặp đôi lại không may mắn có được niềm hạnh phúc đó khi mắc một số bệnh lý và không thể mang thai tự nhiên và lựa chọn làm thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).

Các cặp vợ chồng cần chuẩn bị những gì trước khi làm IVF để tăng tỷ lệ thành công? Bác sĩ Nguyễn Thị Nhã - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Bưu điện đã bày các cách sau:

Để tăng tỷ lệ thành công khi làm IVF, ngoài các yếu tố khách quan như bác sĩ IVF giỏi, làm IVF ở các Trung tâm Hỗ trợ sinh sản có trang thiết bị hiện đại…, các cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn cần phải chuẩn bị sẵn sàng những yếu tố sau:

Bác sĩ mách cách chuẩn bị trước khi thụ tinh ống nghiệm để thành công ảnh 1

Bác sĩ mách cách chuẩn bị trước khi thụ tinh ống nghiệm để thành công

Phải có một sức khỏe tinh thần tốt nhất

Quy trình làm IVF gồm 2 bước: Tạo phôi và chuyển phôi. Với bước tạo phôi, người phụ nữ sẽ phải mất khoảng 15 ngày theo dõi tiêm kích trứng, chọc hút trứng, tạo phôi. Sau đó, tùy điều kiện sức khỏe họ sẽ được bác sĩ chỉ định chuyển phôi tươi hay phôi trữ. Xu hướng hiện nay đa số là chuyển phôi trữ.

Bước tiếp theo là chuyển phôi. Quy trình theo dõi niêm mạc để chuyển phôi sẽ bắt đầu từ ngày thứ 2 khi thấy kinh của tháng vợ chồng muốn chuyển phôi (đối với phôi trữ). Thời gian theo dõi niêm mạc sẽ khoảng 15-20 ngày với 3-4 lần tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ. Khi niêm mạc đủ tiêu chuẩn, chị em sẽ được chỉ định ngày chuyển phôi.

Tất cả quá trình trên rất cần các chị em phải mạnh khỏe về thể chất và tinh thần. Bởi có sức khỏe tốt, tinh thần thoải mái, vui vẻ sẽ tự tin và yên tâm chủ động trong cả quá trình theo dõi, điều trị.

Phải có thời gian để thực hiện thăm khám theo lịch hẹn của bác sĩ

Trước khi chuyển phôi, các chị em cần có thời gian để thực hiện các chỉ định thăm khám, theo dõi, tái khám, thực hiện thủ thuật... theo lịch hẹn của bác sĩ. Như đã trình bày ở trên, quy trình làm IVF gồm nhiều bước, và các chị em sẽ được yêu cầu tái khám nhiều lần.

Khi đã bắt đầu điều trị tuyệt đối không nên vì bận công việc mà thay đổi thời gian tái khám hoặc thực hiện không đúng những nội dung bác sĩ đã tư vấn, chỉ định. Bởi như vậy có thể ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả điều trị của chính bạn.

Phải chuẩn bị về kinh tế để tập trung điều trị

Trước khi quyết định IVF, các cặp vợ chồng cần có sự chuẩn bị về kinh phí (khoảng trên/dưới 80 triệu đồng/1 chu kỳ IVF). Khi chủ động được chi phí cho việc điều trị sẽ yên tâm, không phải quá lo lắng cho vấn đề này nữa để có thể tập trung điều trị.

Thực tế, nếu chưa thể chủ động kinh tế hoặc phải vay mượn để điều trị, bạn sẽ cảm thấy áp lực, bị ảnh hưởng lớn về tinh thần, căng thẳng, lo lắng. Điều này cũng có thể là một trong các yếu tố làm ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị và hạn chế khả năng thành công.

“Điều trị vô sinh, hiếm muộn là một quá trình không hề đơn giản và rất tốn kém. Vì vậy, các cặp vợ chồng nhất là những vợ chồng trẻ nên nâng cao ý thức và nhận thức để giữ gìn, bảo vệ sức khỏe sinh sản, nên khám và điều trị sớm để hạn chế phần nào những khó khăn, vất vả, tốn kém nếu chẳng may bị hiếm muộn” – BS Nhã khuyên

Theo Đời sống
Sai lầm khi sử dụng nước mắm, vô tình gây hại sức khỏe

Sai lầm khi sử dụng nước mắm, vô tình gây hại sức khỏe

Nước mắm là thứ gia vị không thể thiếu trong các gia đình Việt. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách sử dụng nước mắm đúng cách. Nhiều người mắc phải những sai lầm khi sử dụng nước mắm, vô tình gây hại cho sức khỏe.
Cận cảnh em bé chào đời với 3 vòng hoa quấn cổ: Cẩn thận biến chứng

Em bé chào đời với 3 vòng dây rốn quấn cổ

Vòng hoa quấn cổ là tình trạng dây rốn quấn quanh cổ thai nhi một vòng hay nhiều vòng. Phần lớn trường hợp dây rốn quấn cổ thường không liên quan đến mắc bệnh và tử vong chu sinh nhưng cần theo dõi để tránh biến chứng.
back to top