<p><strong><em>Tuy nhiên, đối với nhiều người lớn tuổi, không có lời giải thích sinh lý hay tâm lý được xác định, và </em></strong><strong><em>nó là </em></strong><strong><em>một hội chứng mà người già phải cố gắng đối phó trong cuộc sống hàng ngày.</em></strong></p> <p>The hội thảo về hội chứng mệt mỏi ở người cao tuổi do Viện Lão khoa quốc gia Hoa Kỳ (NIA) tổ chức, tỷ lệ mệt mỏi trong các nghiên cứu được công bố khoảng từ 5% đến gần 50%, nữ gấp hơn 1,2 - 2,3 lần so với nam giới. Tuổi tác là một yếu tố nguy cơ gây mệt mỏi mãn tính.</p> <p>Mệt mỏi ở người lớn tuổi có thể là một triệu chứng của một bệnh thực thể như đã nêu ở trên, nhưng cũng có thể là một phần của một hội chứng. Một trong những hội chứng hay gặp ở người lớn tuổi có triệu chứng mệt mỏi nổi trội là <strong><em>Hội chứng mệt mỏi mãn tính (chronic fatigue syndrome: CFS)</em></strong><em> </em></p> <p><strong>Người mắc </strong><strong>CFS</strong><strong> có biểu hiện gì?</strong></p> <p>Những người bị CFS thường cảm thấy mệt mỏi, không thể làm được các hoạt động bình thường hàng ngày, ngay cả khi nghỉ ngơi nhiều hơn. Phụ nữ mắc gấp đôi nam giới, hay gặp ở người lớn tuổi. Bệnh có thể kéo dài một tháng, một vài năm, hoặc nhiều năm. Đôi khi các triệu chứng có thể đến và đi một cách tự nhiên.</p> <p>Người bệnh thường có các dấu hiệu: mệt mỏi nghiêm trọng xảy ra đột ngột, đặc biệt là sau khi bị cúm; Sốt nhẹ và ớn lạnh; Đau họng và sưng hạch ở cổ hoặc nách; Đau cơ và khớp nhưng không sưng; Nhức đầu; Ngủ dậy nhưng không cảm thấy sảng khoái; Cảm giác giống như bạn đang ở trong một màn sương mù và không thể tập trung trí nhớ; Thay đổi tâm trạng.</p> <p><strong>Nguyên nhân </strong><strong>CFS?</strong></p> <p>Nguyên nhân của CFS không rõ, có thể do nhiễm virut hoặc một phản ứng của hệ miễn dịch. Yếu tố nguy cơ bao gồm căng thẳng cực độ hoặc lo âu, bệnh cúm và thói quen ăn uống nghèo. Trầm cảm có thể làm cho tình trạng tồi tệ hơn và làm cho bệnh kéo dài hơn.</p> <p>Không có xét nghiệm đặc hiệu cho CFS, các nhà lâm sàng có thể sử dụng các xét nghiệm để loại trừ các bệnh khác, tầm soát các triệu chứng, kiểm tra bệnh sử và tiến hành một cuộc kiểm tra thể chất, sau khi loại trừ nguyên nhân thực thể mới nghĩ đến CFS.</p> <p>Đối với bệnh nhân CFS, bác sĩ có thể kê thuốc điều trị các triệu chứng, hoặc thảo dược, vitamin, hoặc thay đổi chế độ ăn uống. Ngoài ra, người bệnh cũng được khuyến cáo nên nghỉ ngơi nhiều, tập thể dục thường xuyên. Sau một thời gian điều trị, bệnh sẽ được cải thiện.</p> <p><strong>Điều trị</strong><strong> CFS</strong></p> <p>CFS có liên quan với stress. Nghiên cứu cho thấy rằng sự hỗ trợ tâm lý, bao gồm liệu pháp nhận thức hành vi, có thể giúp giảm các triệu chứng của CFS.</p> <p>Mặc dù không có thuốc chữa bệnh đặc hiệu, người bệnh có thể được điều trị triệu chứng bằng các loại thuốc chống trầm cảm, chống lo âu, thuốc giảm đau, chống viêm giúp giãn cơ bắp và giảm đau khớp.</p> <p><em>Thuốc chống trầm cảm:</em> Ngoài việc làm giảm trầm cảm, các thuốc này có thể làm giảm mệt mỏi và căng thẳng cơ bắp và cải thiện giấc ngủ.</p> <p><em>Thuốc kháng histamine:</em> Giảm các triệu chứng dị ứng. Các tác dụng phụ bao gồm buồn ngủ và đau đầu.</p> <p><em>Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs):</em> Giúp giảm đau. Tác dụng phụ có thể bao gồm viêm loét dạ dày khi sử dụng trong thời gian dài.</p> <p><strong><em>Chế độ ăn uống và lối sống</em></strong></p> <p>Chế độ ăn uống lành mạnh và sử dụng các loại thảo mộc và bổ sung các vi chất có thể giúp giảm các triệu chứng suy nhược và cải thiện năng lượng tổng thể. Tránh các loại thực phẩm tinh chế, đường, cà phê, rượu và chất béo bão hòa. Ăn rau tươi, các loại đậu, ngũ cốc, protein và các acid béo có trong các loại hạt, hạt giống và cá nước ngọt. Ngoài ra có thể bổ các chất sau để giảm các triệu chứng của CFS (nên hỏi ý kiến bác sĩ):</p> <p>- Magnesium (300 - 1.000 mg/ ngày) có thể giúp giảm mệt mỏi, nhưng quá nhiều sẽ gây tiêu chảy;</p> <p>- Acid béo có trong dầu cá (1.000 mg x 3 lần/ ngày trong bữa ăn) và dầu hoa anh thảo (3.000 - 6.000mg/ ngày).</p> <p>- NADH, một chất hóa học tự nhiên có liên quan đến sản xuất năng lượng trong cơ thể (5-20 mg mỗi ngày).</p> <p>- DHEA - một hormon được cơ thể sản xuất, có thể cải thiện mức độ năng lượng (50 - 200 mg mỗi ngày). Dùng phải có chỉ định của bác sĩ.</p> <p>- Vitamin B12 (2.500 - 5.000 mcg/ mỗi 2-3 ngày trong vài tuần.</p> <p>- Beta-carotene (50.000 IU/ ngày) để tăng cường chức năng miễn dịch.</p> <p>- Vitamin D (600 - 1.000 IU/ ngày). Mặc dù vitamin D không phải thuốc đặc trị CFS, nhưng thiếu vitamin D có thể làm cho các triệu chứng tồi tệ hơn.</p> <p>- Các loại thảo mộc: nhân sâm (Panax ginseng) giúp cải thiện năng lượng (100 - 300 mg x 2 lần/ ngày); Echinacea có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch (200 mg x 2 lần/ ngày); tinh dầu hoa nhài, bạc hà, cây hương thảo giúp giảm căng thẳng.</p> <p><em>Xoa bóp châm cứu làm tăng cường hệ miễn dịch, có thể giúp người bị CFS có giấc ngủ ngon hơn.</em></p> <p><em>Xoa bóp châm cứu:</em></p> <p>Châm cứu: thường dùng trong bệnh trầm cảm, nhức đầu và hội chứng ruột kích thích. Một số bằng chứng cho thấy châm cứu làm tăng cường hệ miễn dịch, có thể giúp người bị CFS có giấc ngủ ngon hơn.</p> <p>Xoa bóp: Massage trị liệu có thể làm giảm các triệu chứng liên quan đến stress, cải thiện lưu thông và làm tăng cảm giác hạnh phúc.</p> <p><em>Tập thể dục thường xuyên:</em> Bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh chương trình tập thể dục thích hợp. Nghiên cứu cho thấy, người bị CFS thường xuyên tập thể dục có ít triệu chứng hơn so với những người không tập thể dục.</p> <p><em>Giảm căng thẳng:</em> Căng thẳng có thể làm cho các triệu chứng của CFS tồi tệ hơn. Thiền định, yoga hoặc thở sâu giúp thư giãn.</p> <div> <div> <div> <div> </div> <div> </div> </div> </div> <div> <div> </div> </div> </div>
- TỔNG THỐNG MỸ DONALD TRUMP
- DONALD TRUMP LÀM TỔNG THỐNG MỸ
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Hội chứng mệt mỏi mãn tính ở người lớn tuổi
Nhiều người cao tuổi thường phàn nàn “mệt mỏi" hoặc "kiệt sức" khi đi khám bệnh. Mệt mỏi thường là một triệu chứng của một số bệnh như ung thư, bệnh tim, bệnh phổi mãn tính, suy giáp, bệnh đa xơ cứng, trầm cảm, rối loạn lo âu và viêm khớp dạng thấp.
Theo suckhoedoisong.vn
Lưu ý dùng thuốc ở người cao tuổi
Người cao tuổi dễ mắc bệnh bởi “ngày nóng đêm lạnh”
Phòng tránh bệnh đường hô hấp ở người cao tuổi khi thời tiết lạnh
Cà Mau yêu cầu 2 lần, nhà máy xử lý rác thải vẫn chưa hoạt động
Quả sung - Vị thuốc chống viêm, giảm đau
Thanh Hóa: Viện phó Viện kiểm sát treo cổ tử vong trong cơ quan
9 khám phá thú vị về não trẻ thơ
8 lợi ích sức khỏe của hành lá
3 phút mỗi ngày cho đôi chân chắc khỏe
Bé trai nhập viện vì vết loét nhỏ trên da, bác sĩ cảnh báo
Hướng dẫn mới về quản lý, điều trị bệnh tuyến giáp ở phụ nữ có thai
Tê bì ngón tay không ngờ mắc hội chứng ống cổ tay, Guyon mức độ nặng
Thai phụ sốt xuất huyết nguy kịch được cấp cứu mổ sinh bé trai an toàn
Nhiều người viêm phổi nặng vì mắc bệnh hô hấp khi giao mùa
Ít người biết lợi ích sức khoẻ tuyệt vời của mướp đắng rừng
Mướp đắng rừng là một loại cây thuộc họ bầu bí (Cucurbitaceae), có nhiều đặc tính dược liệu quý và được sử dụng rộng rãi trong cả y học cổ truyền và y học hiện đại.
3 loại rau nên ăn vào mùa đông để bổ thận, tốt cho cơ xương
Người xưa dặn "Mùa thu bổ phổi, mùa đông bổ thận", dưới đây là 3 loại rau mà bạn nên ăn nhiều vào mùa đông để bổ thận, bổ máu, tốt cho cơ xương.
Giành lại sự sống cho người đàn ông vỡ thận độ IV sau tai nạn
Bệnh nhân 51 tuổi bị vỡ thận độ IV, nguy kịch sau tai nạn giao thông vừa được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) phẫu thuật cứu sống thành công.
Xương cá xuyên thủng thành ruột non cụ bà 61 tuổi
Xương cá có đầu sắc nhọn di chuyển trong hệ tiêu hóa có thể đâm vào thành ruột gây dị vật tại thành ruột, gây phù nề, viêm nhiễm, tạo ổ áp xe, thậm chí có thể hoại tử gây thủng ruột.
Thanh niên 27 tuổi hoại tử tầng sinh môn do tự đắp thuốc chữa trĩ
Bệnh trĩ là bệnh khó nói và tế nhị, do vậy nhiều người có tâm lý e ngại đến các cơ sở y tế để thăm khám mà tự tìm đến các bài thuốc truyền miệng. Hậu quả, bệnh không hết mà ngày càng trầm trọng hơn.
Bé trai 2 tuổi nguy kịch vì sốt xuất huyết: Cần biết cách phòng tránh
2/3 trường hợp bệnh nhân suy đa tạng do mắc sốt xuất huyết có nguy cơ tử vong rất cao. Vì vậy cần phòng ngừa và phát hiện sớm sốt xuất huyết nặng.
Nội soi lấy 172 viên sỏi trong túi mật người phụ nữ 46 tuổi
Bệnh sỏi túi mật, sỏi ống mật chủ là những bệnh lý hay gặp và có nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không phát hiện và điều trị kịp thời.
Dị tật tim dễ nhầm lao phổi… kê thuốc sai, hại tính mạng
Bé trai 2 tuổi người Campuchia bị dị tật tim bẩm sinh nguy hiểm, nhưng bị kê nhầm thuốc lao phổi suốt 6 tháng đã được các bác sĩ Việt Nam chẩn đoán, cứu sống.
Bé 4 tuổi bỏng nặng do ngã vào chậu nước sôi, cách sơ cứu bỏng nhiệt
Bỏng là tai nạn rất hay gặp trong cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày, trong các loại bỏng, bỏng nhiệt là hay gặp nhất. Sơ cứu bỏng nhiệt đúng cách sẽ giúp giảm diện tích và độ sâu của bỏng, giúp giảm những biến chứng để lại...
Loài cây mọc hoang khắp nơi không ngờ có công dụng tốt cho sức khoẻ
Cây chó đẻ mọc hoang khắp nơi và được dân gian hái về làm thuốc nhờ công dụng trị các bệnh u nhọt, bệnh gan, chữa sốt và phòng một số bệnh thông thường rất hữu hiệu.
Bác sĩ mách cách phòng ngừa ho khan khi thời tiết chuyển lạnh
Ho khan thường diễn ra khi thời tiết thay đổi, đặc biệt là chuyển lạnh. Có một số cách chăm sóc sức khỏe đường hô hấp, góp phần phòng ngừa ho khan khi trời lạnh.