Dương xỉ - loài thực vật có tổ chức xã hội

Ngoài động vật ra thì thực vật cũng có thể hình thành một kiểu sống chung.
duong-xi.jpg
Tổ chức xã hội của loài dương xỉ.

Các nhà nghiên cứu báo cáo trực tuyến trên tạp chí Ecology cho biết: Dương xỉ - và có thể là những loài thực vật tương tự - có thể hình thành một kiểu xã hội phức tạp, phụ thuộc lẫn nhau, điều mà trước đây được coi là giới hạn đối với các loài động vật như kiến và mối.

Kevin Burns, một nhà sinh vật học tại Đại học Victoria Wellington (New Zealand), khi tiến hành nghiên cứu thực địa trên Đảo Lord Howe đã để ý đến các loài thực vật biểu sinh ở địa phương - những loài cây mọc trên các cây khác - đặc biệt là cây dương xỉ gai (Platycerium bifurcatum).

Burns quan sát thấy, một số cụm dương xỉ khổng lồ được tạo thành từ hàng trăm cá thể và mỗi cá thể trong số đó đang làm một việc khác nhau.

Những cây dương xỉ với những chiếc lá dài, màu xanh lục dường như có tác dụng đẩy nước đến trung tâm của tập hợp, nơi những lá hình đĩa, màu nâu, xốp có thể thấm nước vào.

Các nhà khoa học gọi những hợp tác nhóm kiểu này, các hệ thống đa dạng sống giống nhau và hình thành các tầng để phân chia các vai trò lao động và sinh sản, là “tổ chức xã hội”.

Sự trao đổi nước và chất dinh dưỡng cũng được biết đến ở các loài thực vật biểu sinh khác. Nhưng sự phân công lao động để xây dựng các nguồn lực cộng đồng dường như là một đặc điểm chính khiến cây dương xỉ khác biệt với các loài thực vật khác.

Một cuộc sống khó khăn trong tán cây – sống cách xa đất - có thể đã góp phần vào sự tiến hóa của cây dương xỉ bằng cách hợp tác cung cấp nước và chất dinh dưỡng.

Theo sciencenews
back to top