Hỏi: So sánh các loại khẩu trang lọc bụi mịn và virus với khẩu trang diệt virus thì loại nào tốt hơn?
Phạm Minh Tâm (Hà Nội)
PGS.TS Phạm Văn Nho, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội: Khẩu trang diệt virus bắt buộc phải có các thành phần diệt khuẩn bề mặt, trong khi khẩu trang chặn virus, dù có thể chặn được cả bụi PM2.5, cũng không an toàn bằng vật liệu diệt virus ngay tức thời.
Hiện thị trường Việt Nam cũng có các loại khẩu trang diệt khuẩn với nhiều công nghệ khác nhau được áp dụng. Mới đây thị trường Việt Nam cũng xuất hiện loại khẩu trang y tế Wakamono của anh Lại Nam Hải, được kiểm chứng bởi các phòng lab độc lập, uy tín trên thế giới và đã được CE của châu Âu công nhận khả năng diệt được virus Corona lên đến 99%. Loại khẩu trang này sử dụng một loại hợp chất Bionano - được đặt tên là Gecide, có khả năng diệt trên 99% các loại vi khuẩn gam âm và gam dương, và các loại virus có màng và virus không có màng.
Một loại vật liệu diệt khuẩn khác là nano oxyt titan (TiO2) hoạt tính cao có chức năng tiêu diệt, không để virus cúm thâm nhập vào cơ thể của người sử dụng trong môi trường không có tia tử ngoại, diệt khuẩn theo cơ chế xúc tác oxy hóa khử nên không bị kháng thuốc, không sợ biến đổi gene, vật liệu không bị tiêu hao… Khẩu trang nano bạc cũng diệt khuẩn khá tốt trong các điều kiện đặc thù.
Ít người biết rằng các loại khẩu trang, kể cả N95, chỉ có thể hạn chế lượng virus thâm nhập vào cơ thể khi mới đeo. Sau đó virus (nếu có trong quá trình tiếp xúc) sẽ bám ngày càng nhiều trên khẩu trang, biến khẩu trang thành nguồn lây nhiễm nặng hơn và nguy hiểm hơn. Cấu tạo của khẩu trang khác nhau thì thời gian bảo vệ của khẩu trang khác nhau. Người dùng rất khó biết để kịp thời thay mới nên dù có đeo khẩu trang vẫn có thể bị lây nhiễm nếu đó là loại khẩu trang không có tính năng diệt khuẩn.