Dứa hỗ trợ sản xuất hormon hạnh phúc

(khoahocdoisong.vn) - Quả dứa hay trái thơm được sử dụng rất phổ biến, vừa để ăn tươi, vừa chế biến các món ăn. Dứa giàu vitamin A, vitamin C, canxi, kali và photpho, nhiều chất xơ, năng lượng, ít chất béo và cholesterol nên rất tốt cho sức khỏe. Dứa chín là món ăn tráng miệng khai vị giúp tiêu hoá, dùng xào thịt, nấu canh chua, ép nước giải khát đều tốt.

Trong 100g dứa ăn có 0,5 - 0,8g protein, 6,5 - 9g glucid, 0,7 - 1g axit hữu cơ và nhiều vitamin khác như B1, B2, C, PP caroten, các chất khoáng như sắt, canxi, photpho, đặc biệt trong dứa có chứa bromelin là một loại enzym có tác dụng phân hủy protein thành các axit amin có tác dụng tốt trong tiêu hóa. Với hàm lượng chất xơ cao, một quả dứa cỡ vừa chứa đến 13g chất xơ giúp ngăn ngừa táo bón. Ăn dứa giúp giảm các triệu chứng viêm loét đại tràng, trào ngược axit. Dứa cũng hữu ích trong việc giúp ngăn ngừa phản ứng tự miễn do dị ứng thực phẩm.

Ăn dứa giúp cải thiện sự tỉnh táo, linh hoạt, chống trầm cảm và lo lắng. Dứa cung cấp axit amin tryptophan được cơ thể sử dụng để sản xuất serotonin, một trong những hormon hạnh phúc. Một lượng axit amin này, ngoài các chất dinh dưỡng khác như vitamin B, rất quan trọng đối với hỗ trợ hệ thống thần kinh, cung cấp năng lượng và sản xuất các hormon tâm trạng tốt. Dứa có tính chống viêm, do đó thêm dứa vào chế độ ăn uống có thể làm giảm đau viêm khớp cũng như bệnh gút và hội chứng ống cổ tay. Dứa cũng giúp cải thiện tổng trạng bằng cách làm xương chắc khỏe.

Để bảo vệ răng lợi, các chuyên gia khuyên một tuần ăn dứa vài lần. Vì có hàm lượng vitamin C cao nên ăn dứa giúp làm giảm nguy cơ viêm nướu và bệnh nha chu. Bệnh nha chu không chỉ phá hủy các mô và xương hàm mà còn liên quan đến bệnh tim, đột quỵ và tiểu đường. Vitamin C cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống lại ho và cảm lạnh. Nếu đã bị bệnh, nên ăn dứa vì dứa có chứa bromelain giúp hạn chế chất nhầy và ức chế ho. Những người bị hen suyễn được khuyên ăn nhiều dứa vì beta-carotene có trong dứa giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh hen suyễn thông qua khả năng giải độc. Với nguồn phong phú vitamin C cùng các khoáng chất như kali và mangan, dứa rất tốt trong việc chống lại tổn thương tế bào. Dứa có khả năng làm giảm nguy cơ thoái hóa cơ mắt. Beta-carotene giúp duy trì sức khỏe của mắt, đặc biệt tốt với học sinh và những người phải làm việc nhiều với máy tính.

BS Quang Anh (Vĩnh Hồ, Hà Nội)

Theo Đời sống
Táo bón khó tăng cân

Táo bón khó tăng cân

Táo bón là tình trạng rất hay gặp ở trẻ em, là vấn đề gây lo lắng cho các bậc cha mẹ, là một trong những nguyên nhân làm trẻ chậm lớn. Nếu trẻ bị táo bón lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, hệ tiêu hóa và gặp rất nhiều khó khăn trong việc điều trị.
Thức ăn nhanh và tình trạng béo phì, suy dinh dưỡng

Thức ăn nhanh và tình trạng béo phì, suy dinh dưỡng

Trẻ em Việt Nam đang tiêu thụ quá mức các thực phẩm được chế biến sẵn (chứa nhiều đường, muối và chất béo), các thực phẩm không lành mạnh bao gồm nước ngọt và thức ăn nhanh. Khẩu phần ăn không ăn đủ trái cây, rau quả có chứa chất xơ, vitamin và khoáng chất, thiếu vận động… là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng béo phì, suy dinh dưỡng.
Gan giúp sáng mắt

Gan giúp sáng mắt

(khoahocdoisong.vn) - Gan động vật rất giàu dinh dưỡng, protein, vitamin và khoáng chất thiết yếu. Tuy nhiên, đây là cơ quan nội tạng có nhiệm vụ chuyển hóa và giải độc cho cơ thể, nên nhiều người e ngại khi sử dụng loại thực phẩm này.
Cà chua giàu dinh dưỡng

Cà chua giàu dinh dưỡng

(khoahocdoisong.vn) - Cà chua là loại quả chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Trong 100g cà chua chứa: nước 94,78g, năng lượng 16 kcal, protein 1,16g, carbohydrate 3,18g, canxi 5 mg, chất xơ 0,9g và vô vàn vitamin.
back to top