Cách dùng quả dứa dại chữa đái buốt, đái rắt

(khoahocdoisong.vn) - Quả dứa dại có công dụng bổ tỳ vị, cố nguyên khí...được dùng để chữa nhiều chứng bệnh như sán khí, tiểu tiện bất lợi, đái đường, bệnh lỵ, trúng nắng, mắt mờ, mắt hoa...

Hỏi: Tôi bị đái buốt, đái rắt có người mách dùng quả dứa dại để chữa nhưng tôi quên mất cách chế biến. Mong KH&ĐS tư vấn giúp tác dụng của quả dứa dại và cách chế biến để trị bệnh của tôi.

Trần Văn Hương (Khoái Châu, Hưng Yên)

ThS Hoàng Khánh Toàn, Chủ nhiệm khoa Y học cổ truyền bệnh viện TƯQĐ 108: Từ lâu trong dân gian, cây dứa dại với các bộ phận của nó như hoa, quả, lá non và rễ đều được dùng để làm thuốc. Quả dứa dại thường thu hoạch vào mùa thu, tách riêng các quả hạch sấy hoặc phơi khô dùng dần.

Theo sách dược học cổ truyền, quả dứa dại có công dụng bổ tỳ vị, cố nguyên khí, chế phục cang dương (khí dương không có khí âm điều hòa, bốc mạnh lên mà sinh bệnh), làm mạnh tinh thần, ích huyết, khoan bĩ (làm hết bế tắc), tiêu đàm, giải ngộ độc rượu, làm nhẹ đầu sáng mắt, khai tâm ích trí…; được dùng để chữa nhiều chứng bệnh như sán khí, tiểu tiện bất lợi, đái đường, bệnh lỵ, trúng nắng, mắt mờ, mắt hoa…

Ví dụ, để chữa bệnh lỵ dùng quả dứa dại 30 - 60g sắc uống ; để chữa chứng mờ mắt, nhặm mắt dùng quả dứa dại ngâm mật ong uống liền trong một tháng ; để chữa trúng nắng dùng hoa hoặc quả dứa dại sắc uống; để chữa đái buốt, đái rắt, đái đục…kinh nghiệm dân gian dùng quả dứa dại khô 20 - 30g thái vụn hãm uống thay trà trong ngày. Có nơi còn dùng quả dứa dại ngâm rượu uống để bồi bổ cơ thể.

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top