Đậu nành tốt cho người khó lên cân và cả người muốn giảm cân

(khoahocdoisong.vn) - Hạt đậu nành rất giàu chất xơ, protein thực vật, isoflavone và một số chất dinh dưỡng khác, có thể thúc đẩy giảm cân và tăng cường sức khỏe của tim và xương...

Đậu nành cung cấp nguồn protein rất phong phú. Trong 100g đậu có tới 34g protein (thịt lợn, thịt bò khoảng 19 - 21g), có tới 18,4g chất béo và nhiều vitamin, các chất khoáng… Sữa đậu nành chứa nhiều chất béo không bão hòa dạng đơn. Những axit béo này có thể giúp ngăn chặn quá trình hấp thụ chất béo vào đường ruột. Bên cạnh đó, chất xơ dồi dào cũng tạo cảm giác no và giảm bớt những cơn thèm ăn. Uống sữa đậu nành mỗi ngày hỗ trợ tốt cho quá trình giảm cân. Người trưởng thành uống khoảng 500ml mỗi ngày. Hạt đậu nành rang có thể hỗ trợ giảm cân do hàm lượng protein cao. Sử dụng nhiều protein có thể tăng cường trao đổi chất và tăng cảm giác no, do đó sẽ giúp hỗ trợ giảm cân tốt. Protein trong đậu nành có thể hoạt động với chất xơ, đồng thời, isoflavone cũng cung cấp thêm lợi ích cho quá trình chuyển hóa chất béo và giảm cân.

Ăn các sản phẩm đậu nành làm giảm đáng kể mức cholesterol LDL là cholesterol có hại đồng thời tăng mức cholesterol HDL là cholesterol có lợi. Mỗi ngày uống 1 ly sữa đậu nành có tác dụng làm chậm quá trình lão hoá, tăng khả năng miễn dịch và ngừa ung thư, ngừa bệnh tiểu đường, tim mạch, huyết áp cao, loãng xương. Đậu nành được ví như nguồn bổ sung chất phytoetrogen, như dùng liệu pháp hormon thay thế, làm chậm hội chứng tiền mãn kinh cho phụ nữ (như bốc hỏa, viêm teo âm đạo, loãng xương…). Tuy nhiên, nam giới không nên dùng nhiều. Theo các nghiên cứu, trong sữa đậu nành có phytoestrogen (isoflavone), một loại hormone nữ. Khả năng Isoflavone bám vào cơ quan thụ cảm của hormon Estrogen yếu hơn từ 100 - 1.000 lần so với hormone nữ Estradiol. Quá nhiều isoflavone có thể bám lên ngoài thành tế bào và có thể ảnh hưởng đến hoạt động của tế bào, đặc biệt là đến khả năng sản xuất tinh trùng. Nghiên cứu từ Đại học Harvard trên 99 bệnh nhân nam cho thấy, ăn uống nhiều isoflavone, thường hơn 2 lần/tuần, dẫn đến giảm tinh trùng, ít hơn đến 35 triệu/cc so với người không dùng đậu nành. 

Trong Đông y, người ta sử dụng đậu nành làm thuốc rất phổ biến. Trị phong thử (cảm nắng), toàn thân phù lấy bạch truật 48g, hạnh nhân 90g, hoàng kỳ 30g. Các vị thuốc sắc lấy nước, cho 30g đậu nành và rượu ngon hầm nhừ, ăn tuần vài lần.

Chữa chứng đau đầu, chóng mặt, miệng khô khát (tăng huyết áp) lấy đậu phụ 200g, nấm hương 40g, tôm 25g, cho thêm dầu vừng và gia vị vừa đủ tuần ăn vài lần.

Trị trúng phong xây xẩm, sợ gió, mồ hôi tự ra, nôn ra nước lấy đậu nành 250g, thanh tửu 1lít. Sao đậu cho thật đen, cho rượu vào chưng, bỏ đậu đi. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 20 - 40ml. Tác dụng khứ phong, tiêu huyết kết.

Trị sau sinh trúng phong, các chứng bệnh sau sinh lấy cát căn, đậu nành, độc hoạt, phòng kỷ, liều vừa đủ, sắc uống.

Sữa đậu nành khi dùng phải đun sôi nấu chín vì trong sữa sống có chứa mentrypsin, saponin, dễ bị buồn nôn, đau bụng đi ngoài. Không nên uống sữa đậu nành cùng với trứng cũng như với nhiều đường, cơ thể sẽ khó hấp thu, dễ bị đầy bụng.

Lương y Nguyễn Văn Phúc (128 Nguyễn Tri Phương, Vũng Tàu)

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top