Chuyên gia chỉ cách phòng tránh ngộ độc khi ăn nấm

Gần đây liên tiếp các ca ngộ độc, thậm chí tử vong do ăn nấm dại. Vậy tại sao nấm dại lại gây ngộ độc và cách phân biệt nấm độc ra sao?

Tình trạng trúng độc bởi nấm thường xảy ra vào mùa nóng ẩm, thời điểm điều kiện sinh thái thích hợp cho sự hình thành quả thể của nấm, trong đó tập trung nhiều nhất từ tháng 4 đến tháng 8 dương lịch.

Nguyên nhân ngộ độc nấm dại

Nấm dại là loại nấm mọc tự nhiên, cũng như các loại nấm được trồng, nấm dại có vị tươi mát, chứa nhiều chất béo, protein, carbohydrates, chất xơ thô, khoáng chất và nhiều loại vitamin, nhờ vậy giúp tăng cường sức khỏe, tăng sức đề kháng, hỗ trợ dự phòng nhiều loại bệnh.

Tuy vậy, việc ăn nấm dại luôn ẩn chứa nguy cơ ngộ độc. Thêm vào đó, việc ăn nhiều nấm dại một lúc hoặc thường xuyên ăn cũng có thể khiến đường huyết hạ thấp. Vì vậy, ngay cả khi không gây ngộ độc, nấm dại cũng có thể gây ra tình trạng mệt mỏi toàn thân.

Nấm độc tán trắng

Nấm độc tán trắng

Nguyên nhân gây ngộ độc nấm là do:

- Ăn nhầm nấm có độc. Ngoài tự nhiên có khoảng trên 100 loại nấm dại, song loại có thể ăn được chỉ có 30-40 loại. Việc phân biệt không đơn giản, vì có những loại nấm độc rất giống nấm thường, mọc lẫn với nấm ăn được, khiến người đi hái nấm bị nhầm.

- Sai sót trong chế biến. Nếu không đun kỹ hoặc dụng cụ dùng để đun nấu, đựng đồ ăn chín có dính nấm sống, ăn vào cũng có thể gây ngộ độc.

- Một số loại nấm vốn thuộc loại không độc nhưng nếu mọc ở nơi bị ô nhiễm hoặc tầng đất bên dưới có những chất khoáng độc hại như phốt pho, nếu ăn phải cũng gây ngộ độc.

Cách nhận biết nấm độc

- Nhìn bằng mắt: Thông thường các loại nấm độc bao giờ trông cũng nhiều màu sắc hơn, có đốm nổi lên, trên mũ nấm có những hạt nổi hay vằn màu đỏ hay màu tạp, có rãnh, vết nứt, có vòng quanh thân… Thông thường các loại nấm độc khi ngắt sẽ có nhựa chảy ra.

- Ngửi bằng mũi: Nấm độc khi hái thường có mùi cay, mùi hắc hoặc mùi đắng xộc lên. Nấm ăn được thường thơm hoặc không mùi.

- Thử nghiệm biến màu: Dùng phần trắng của hành lá chà xát trên mũ nấm, nếu thân hành biến thành màu xanh nâu chứng tỏ có độc, nếu ngược lại, hành không chuyển màu chứng tỏ không có độc.

Ngoài ra, sau khi nấu chín, có thể dùng đũa, thìa bạc để thử trước khi ăn.

- Thử nghiệm bằng sữa bò. Cho một lượng nhỏ sữa bò tươi bên trên mũ nấm, nếu thấy hiện tượng sữa vón cục, có khả năng nấm này có độc.

Nấm độc mũ khía nâu xámNấm độc mũ khía nâu xám

Những chú ý khi ăn nấm dại

Không hái thứ nấm mình không biết chắc. Mỗi lần dùng không nên dùng nhiều loại lẫn lộn mà chỉ nấu một loại duy nhất. Ngoài việc đề phòng lẫn nấm độc, còn vì nhiều loại nấm nấu cùng sẽ gây phản ứng hóa học, không độc cũng trở thành độc.

Khi chế biến nấm dại, cũng giống như chế biến nấm thường, biện pháp tốt nhất là nên luộc sôi trước khi xào nấu để giảm bớt độc tính.

Khi mua nấm ở chợ, tốt nhất nên mua loại đã từng ăn, dầu vậy, cũng vẫn cần nấu chín mới ăn.

Khi ăn nấm không nên uống rượu. Có một số loại nấm dại không độc nhưng có chứa những thành phần gây ra phản ứng hóa học với thành phần trong rượu, vì vậy gây ngộ độc.

Sau khi ăn nấm nếu thấy khó chịu, buồn nôn, choáng váng, đau bụng dữ dội, nhìn không rõ, sốt… phải lập tức đến bệnh viện. Nếu không kịp, cần có các biện pháp sơ cứu đơn giản như gây nôn, hoặc tìm những thuốc dễ thấy để rửa ruột nhằm loại bỏ những thành phần độc hại trong nấm mà cơ thể chưa kịp hấp thu, nhờ đó giảm nhẹ mức độ ngộ độc. Sau khi sơ cứu, phải đưa ngay người bệnh đi cấp cứu.

Ly Hoàng Duy Tân (Nguyên Phó chủ tịch Hội Đông y Đồng Nai)

Theo Đời sống
Sai lầm quan niệm uống nhiều nước, tiểu tiện nhiều

Sai lầm quan niệm uống nhiều nước, tiểu tiện nhiều

Tiểu tiện là một trong những hoạt động sinh lý của cơ thể để loại thải những chất cặn bã ra ngoài. Vì thế, nhiều người nghĩ rằng đi tiểu nhiều là thận đang làm việc hiệu quả, quá trình lọc nhanh.
back to top