Biểu hiện và cách xử trí khi bị ngộ độc nấm, ai cũng cần biết

Sau khi hái nấm và xào cùng mướp ăn, cả gia đình ba người tại Tây Ninh phải nhập viện nghi do ngộ độc, trong đó một người đã tử vong.

Nấm là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, chế biến được nhiều món ăn ngon, lạ, hấp dẫn, do vậy nhu cầu sử dụng nấm không ngừng tăng cao. Mùa xuân với thời tiết ấm, ẩm rất thuận lợi cho các loại nấm phát triển và đây cũng là thời điểm thường xảy ra các vụ ngộ độc nấm do sử dụng phải các chủng loại nấm độc gây ra.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Dấu hiệu của ngộ độc nấm

Người bệnh sau khi ăn nấm có chứa độc tố, triệu chứng ngộ độc nấm sẽ diễn ra theo các giai đoạn như sau:

Giai đoạn tiền (tính từ lúc ăn nấm đến khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên): Thường kéo dài từ 6 - 24 giờ (trung bình là 12 giờ) và sau khi ăn nấm bệnh nhân không cảm thấy có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào

Giai đoạn rối loạn tiêu hóa: Thường xuất hiện trong khoảng thời gian từ 10 - 12 giờ sau ăn nấm. Ở giai đoạn này, người bệnh sẽ có các triệu chứng như buồn nôn, nôn nhiều, đau bụng, tiêu chảy (phân toàn nước, có màu trắng đục giống như bệnh tả)

Giai đoạn giả hồi phục: Sau khoảng 1 - 3 ngày xuất hiện các triệu chứng rối loạn tiêu hoá thì các triệu chứng này có vẻ như là chấm dứt. Tuy nhiên, giai đoạn này được xem là giai đoạn tình trạng bệnh trở nên xấu đi bởi đây là thời gian cho quá trình các chất độc làm tổn thương tế bào gan

Giai đoạn suy gan, thận: Thường diễn ra ở ngày thứ 4 hoặc 5 sau ăn nấm. Biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân trong giai đoạn này sẽ là vàng da ở các mức độ khác nhau; xuất huyết tiêu hoá, não, đường tiết niệu, dưới da; phù nề; tiểu ít hoặc vô niệu; hôn mê và dẫn đến tử vong do suy gan, suy thận, phù não biến chứng.

Cách xử lý khi bị ngộ độc nấm

Cố gắng để người bệnh nôn ra thức ăn có nấm vừa mới ăn trong vòng 1 giờ đầu tiên

Ngay khi có triệu chứng ngộ độc nấm phải gây nôn, rồi chuyển đi cấp cứu ở cơ sở y tế gần nhất để được chữa trị kịp thời.

Đưa cả những người cùng ăn nấm dù chưa có biểu hiện triệu chứng đến cơ sở y tế.

Trường hợp bệnh nhân xuất hiện triệu chứng lạ sau 6 giờ ăn nấm thì có thể cho uống than hoạt với liều lượng: 1g/kg, thời gian từ 2 - 3 giờ/ lần

Mang mẫu nấm còn lại hoặc thức ăn chế biến từ nấm còn lại mang tới cơ sở y tế để sơ bộ xác định loài nấm. Việc làm này là hết sức cần thiết vì mỗi chủng loại nấm có chất độc khác nhau. Trên cơ sở xác định chất độc sẽ phục vụ cho công tác cấp cứu, điều trị đạt kết quả cao hơn.

Ngày 8/6, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM) cho biết, 2 ngày trước đã tiếp nhận và điều trị cho gia đình ba người gồm cha, mẹ và con gái 17 tuổi ở Tây Ninh nghi bị ngộ độc nấm.

TS Nguyễn Thị Thủy Ngân - Phó trưởng khoa bệnh nhiệt đới Bệnh viện Chợ Rẫy - cho biết trước khi nhập viện, gia đình bệnh nhân đã đi hái nấm về xào với mướp ăn. Người chồng ăn khoảng nửa phần nấm, người vợ và con gái ăn phần còn lại.

Sau khi ăn xong từ 8 - 12 tiếng, cả ba đều có dấu hiệu nôn ói, tiêu lỏng ngày càng nặng hơn nên được cấp cứu tại bệnh viện địa phương trước khi chuyển lên Bệnh viện Chợ Rẫy TP HCM.

Trong quá trình chuyển viện, người chồng bị khó thở, suy hô hấp, được đặt nội khí quản, bóp bóng, tuy nhiên do tình trạng nặng đã tử vong tại khoa cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy.

Người vợ và con gái được chuyển lên khoa bệnh nhiệt đới trong tình trạng suy gan cấp, men gan tăng rất cao kèm theo rối loạn đông máu.

Sau hai ngày điều trị, người con gái 17 tuổi đã cải thiện nhưng phải theo dõi thêm chức năng gan và rối loạn đông máu.

Người vợ vẫn nguy kịch, rối loạn chức năng gan diễn tiến xấu. Bệnh nhân được điều trị tích cực với lọc máu nhưng có nguy cơ nặng nề hơn, tiên lượng khó qua khỏi.

Bác sĩ Ngân cho hay gia đình này nghi ngờ ngộ độc nấm nhưng ngộ độc nấm gì và độc tố ra sao chưa thể khẳng định được.

Theo Đời sống
Bị... ghẻ dù rất sạch sẽ

Bị... ghẻ dù rất sạch sẽ

Nhiều người ưa sạch sẽ nhưng không hiểu vì sao bỗng nhiên lại bị ghẻ mà không biết rằng, nguyên nhân mắc bệnh thường do tiếp xúc với da bị bệnh hoặc lây gián tiếp qua vật dụng như quần áo, chăn ga, gối đệm, giường chiếu.
back to top