Loét dạ dày, tá tràng: Nhiều nghiên cứu khác nhau của những nhà khoa học ở Anh và Ấn Độ đã đưa đến kết luận giống nhau về tác dụng của chuối xanh đối với các bệnh nhân loét dạ dày, tá tràng. Người ta đã sử dụng những loại chuối khác nhau, chuối khô, chuối bột, chuối xanh, chuối chín, đồng thời với những nhóm đối chứng không dùng chuối.
Kết quả cho thấy, chuối xanh được phơi khô ở nhiệt độ thấp (phơi trong bóng râm) có khả năng kích thích sự tăng trưởng của lớp màng nhày ở thành trong của dạ dày. Những tế bào sản xuất chất nhầy được tăng sinh, lớp màng nhầy dầy lên để bảo vệ thành dạ dày tránh khỏi bị loét và còn hàn gắn nhanh chóng những chỗ loét đã hình thành trước đó. Những thí nghiệm này cũng xác định những loại chuối được phơi khô ở nhiệt độ cao, hoặc chuối chín không có tính năng này.
Táo bón: Thịt chuối chín mềm, mịn nhưng lại chứa nhiều chất xơ không hoà tan. Chất xơ không được tiêu hoá tạo thành chất bã hấp thu nước và kích thích nhu động ruột nên có tác dụng chống táo bón rất tốt. Mặt khác, việc kích thích nhu động ruột sẽ thúc đẩy nhanh sự lưu thông trong ruột già làm giảm thời gian tiếp xúc cả các chất độc hại hoặc có khả năng gây ung thư với niêm mạc ruột. Chất xơ còn có thể hoà quyện, kết dính những chất độc hại này để bài tiết theo phân ra ngoài. Do đó, ăn chuối hàng ngày có thể giúp bảo vệ niêm mạc ruột phòng ngừa nhiều chứng bệnh ở ruột già.
Ợ nóng: Chuối có tác dụng chống axit tự nhiên trong cơ thể, khi bị lên cơn ợ nóng hãy cố ăn một trái chuối sẽ dịu đau và hết hiện tượng nóng.
Chuối và ung thư: Chuối thật chín có chứa chất TNF (Tumor Necrosis Factor), có khả năng chống lại các tế bào bất bình thường. Nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật cho thấy, mức độ chống ung thư này tương xứng với độ chín của trái chuối, tức là trái chuối càng chín thì tính chất chống ung thư của nó càng cao.
Mỗi ngày chúng ta nên ăn 1 tới 2 trái chuối để tăng sức miễn dịch của cơ thể chống lại các bệnh như cảm lạnh, cúm và những bệnh khác.
Lương y Hoàng Anh Tuấn (Hội Đông y Đồng Nai)