Khổ sâm trị viêm loét dạ dày tá tràng

(khoahocdoisong.vn) - Khổ sâm thường được dùng để trị các chứng bệnh liên quan đến đường tiêu hóa như đầy bụng, chậm tiêu, viêm loét dạ dày tá tràng… 

Theo kinh nghiệm dân gian, người ta thường dùng lá khổ sâm để trị một số bệnh đường tiêu hóa, viêm – đau dạ dày, tá tràng, đại tràng, đầy hơi, trướng bụng, ợ chua, ăn uống kém tiêu. Theo dược học cổ truyền, khổ sâm vị đắng, hơi ngọt chát, tính mát, có công dụng kháng khuẩn tiêu viêm, thanh nhiệt tiêu độc.

Với thành phần có chứa alcaloid toàn phần, giàu tanin, hợp chất polyphenl…khổ sâm có tác dụng kháng khuẩn, kháng ký sinh trùng, an thần, lợi tiểu và chống dị ứng. Kinh nghiệm dân gian thường dùng khổ sâm để trị các chứng bệnh liên quan đến đường tiêu hóa như đầy bụng, chậm tiêu, viêm loét dạ dày tá tràng…

Khi bị đầy bụng và chậm tiêu có thể dùng: (1) khổ sâm 12-24g sắc hoặc hãm uống.(2) khổ sâm 12 phối hợp với bồ công anh 12g, nhân trần 12g, lá khôi 10g, chút chít 10g, tán bột, uống mỗi ngày 30g với nước ấm. (3) khổ sâm 12g, lá khôi 40g, bồ công anh 20g, uất kim 12g, hậu phác 12g, ngải cứu 8g, cam thảo 4g, sắc uống hoặc nấu thành cao pha siro uống.

 Viêm loét dạ dày tá tràng: Khô sâm đem sao lá vàng, sắc đặc uống, ngày 2 – 3 lần, mỗi  lần 16 – 20g. Nên uống sau khi ăn, để tránh cảm giác khó chịu. Có thể uống liền vài ba tuần, nghỉ vài ngày, lại dùng tiếp cho đến khi khỏi hẳn. Cũng có thể phối hợp với các vị thuốc chữa dạ dày khác như: Lá khổ sâm: 12g, lá khôi: 50g; lá bồ công anh:20g.

Dùng dưới dạng nước sắc. Uống 2 – 3 lần trong ngày. Uống liên tục trong 10 ngày, nghỉ 3 ngày. Lại tiếp tục liệu trình mới, cho đến khi khỏi hẳn. Nếu trường hợp khi uống đại tiện phân lỏng, cần thêm 3 lát gừng vào thang thuốc, đồng thời không ăn các thức ăn sống lạnh như: rau dền, ốc, bún…

Cũng có thể phối hợp khổ sâm với dạ cẩm để chữa bệnh đau dạ dày, cho kết quả tốt. Lá khổ sâm còn được dùng để chữa viêm đại tràng mạn tính: sôi bụng, đầy hơi, trướng bụng, đại tiện phân sống, nát. Trong trường hợp này, có thể phối hợp với chè dây, nam mộc hương, vân mộc hương, thương truật, hậu phác.

BS Khánh Hiển (Bệnh viện TƯQĐ 108)

Theo Đời sống
back to top