Kẹp clip cứu bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa nặng

(khoahocdoisong.vn) - Nhờ sự chuyển giao kỹ thuật từ bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đa khoa Yên Bái đã thực hiện kỹ thuật nội soi can thiệp kẹp clip cứu sống được bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa nặng do chảy máu ổ loét hành tá tràng.

Chuyển tuyến chắc chắn tử vong

Bệnh nhân là Ngô Văn T., 86 tuổi (Văn Yên, Yên Bái) bị nôn ra máu, đi ngoài phân đen nhập BV huyện điều trị, sau đó được chuyển lên BVĐK tỉnh Yên Bái trong tình trạng sốc mất máu, da xanh, niêm mạc nhợt, suy hô hấp, huyết áp tụt không đo được. Kết quả chiếu chụp ông bị xuất huyết tiêu hóa do chảy máu ổ loét hành tá tràng, tràn dịch màng phổi, viêm phổi nguy kịch.

Ngay lập tức các bác sĩ đã tiến hành truyền máu, đặt ống nội khí quản, vừa hồi sức tích cực vừa chuyển đến phòng can thiệp nội soi. Để giải quyết tình trạng mất máu, các bác sĩ đã tiến hành nội soi kẹp clip cầm máu song song với thở máy và các biện pháp hồi sức khác. Sau 20 ngày điều trị tích cực, truyền 14 đơn vị máu, 16 đơn vị huyết tương tươi đông lạnh và albumin, các loại kháng sinh phối hợp, tình trạng bệnh nhân đã ổn định và xuất viện.

BSCK I Nguyễn Văn Chúc, Phó Trưởng khoa Hồi sức Chống độc, BV đa khoa tỉnh Yên Bái cho biết, trước đây khi chưa áp dụng phương pháp kẹp clip, những bệnh nhân có dấu hiệu tương tự BV đều không khả năng điều trị mà phải chuyển lên tuyến trên.

Trường hợp bệnh nhân T. nếu chuyển tuyến trên chắc chắn sẽ tử vong trên đường. “Nhờ các sĩ BV Bạch Mai chuyển giao kỹ thuật nên hiện nay BV đa khoa Yên Bái đã cứu sống được nhiều bệnh nhân nguy kịch, tỉ lệ thành công cao và ít biến chứng hơn” - BS Chúc thông tin thêm.

BSCKI Nguyễn Văn Chức phân tích, trường hợp chảy máu tiêu hóa nhiều được gọi là xuất huyết tiêu hóa cao. Đây là tình trạng xuất huyết nặng, là cấp cứu nội khoa cần được xử lý kịp thời (hồi sức chống sốc, hồi phục lại thể tích máu, cầm máu và xử lý nguyên nhân), nếu cần thiết phải có sự phối hợp của ngoại khoa để giải quyết nguyên nhân chảy máu, tránh tử vong cho người bệnh.Biểu hiện người bệnh nôn ra máu: máu tươi, máu đen, máu cục, có thể lẫn với thức ăn.

Cũng có khi bệnh nhân không nôn ra máu mà chỉ đi ngoài phân đen. Tùy theo mức độ mất máu mà toàn thân có thể có biểu hiện sốc do giảm thể tích máu đột ngột, thường xuất hiện sau khi nôn hoặc sau khi đi ngoài phân đen. Thể hiện: da xanh tái, niêm mạc trắng bệch, toát mồ hôi, chân tay lạnh, mạch nhanh nhỏ khó bắt, khó thở, có thể co giật do thiếu oxy não, huyết áp thấp và kẹt.

Cầm máu bằng kẹp

Theo BSCKI Nguyễn Văn Chúc có nhiều nguyên nhân gây ra xuất huyết tiêu hóa. Ở dạ dày, các nguyên nhân gây viêm loét như: rượu, xoắn khuẩn Helocobacter pylori, aspirin và các thuốc chống viêm giảm đau, stress… hoặc các bệnh lý ác tính như ung thư dạ dày đều có thể gây xuất huyết tiêu hóa. Ở ruột, loét thành tá tràng là nguyên nhân rất thường gặp gây xuất huyết...Tuy nhiên, hiện nay tại bệnh viện gặp chủ yếu các bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa do uống nhiều rượu bia, thậm chí nhiều người còn bị xơ gan, loạn thần có liên quan đến rượu bia.

Đối với các trường hợp chảy máu nhiều, thuốc cầm máu không có tác dụng. Nội soi can  thiệp kẹp clip cầm máu là một phương pháp can thiệp điều trị nhằm mục đích cầm chảy máu tổn thương qua nội soi ống tiêu hoá cho những trường hợp chảy máu nhiều, nguy cơ tái phát chảy máu cao...Sau can thiệp bệnh nhân được theo dõi và hồi sức tích cực để phục hồi sức khỏe.

 Để phòng tránh xuất huyết tiêu hóa: Không nên uống rượu bia, hút thuốc lá quá nhiều, đặc biệt là các loại rượu mạnh; Không dùng các thuốc và thức ăn có hại cho dạ dày. Nên ăn tăng cường chất xơ và rau qủa để dạ dày hoạt động tốt hơn; Tránh ăn thức ăn lên men chua, ăn nhiều muối, đồ cay nóng và nước ngọt có gas; Nên có ý thức tự bảo vệ sức khỏe của mình bằng cách đi kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần.

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
Đau ngón tay và gấp duỗi khó

Đau ngón tay và gấp duỗi khó

Một số trường hợp gân gấp bị viêm xuất hiện cục viêm xơ, làm di động của gân gấp qua vùng ngón tay bị cản trở. Mỗi lần gấp hay duỗi ngón tay rất khó khăn, bệnh nhân phải cố gắng mới bật được ngón tay ra.
back to top