Cháo hoa cúc trắng hỗ trợ hạ huyết áp

(khoahocdoisong.vn) - Cháo hoa cúc trắng thanh mát, thơm ngon có tác dụng: Mát gan, sáng mắt, nhuận tràng, thông tiểu tiện, rất tốt đối với người đau mắt đỏ, nhìn mờ, cao huyết áp...

Theo y học cổ truyền, hoa cúc có tác dụng tán phong thấp, giáng hỏa, giải độc, được dùng chủ yếu làm thuốc chữa nhức đầu, chóng mặt, đau mắt, tăng huyết áp. Công hiệu của hoa cúc chính là sự thoát hóa giảm áp lực lồng ngực, cách mạc, dễ chịu khoan khoái. Sử dụng hoa cúc theo lối thưởng ngoạn trà cúc thư giãn, giảm bớt ưu tư phiền muộn, sầu não (hoa cúc phơi khô pha hãm vào ấm như pha các loại trả bình thường uống hàng ngày).

Hoa cúc còn có công năng thanh nhiệt, giải độc, tiêu đờm trừ thấp, lợi tiểu. Kinh nghiệm dân gian còn dùng hoa cúc để chữa các bệnh đau đầu, đau mắt, đau răng, ho gà, viêm tai, viêm tuyến vú, cảm mạo, đau khớp. Những người mắc bệnh tai, mũi, họng viêm nhiễm đường hô hấp hoa cúc như một vị thuốc công hiệu. Phụ nữ sưng đầu vú có thể dùng hoa cúc già và bồ công anh rửa sạch giã nát đắp vào chỗ sưng hoặc đun thành nước rửa vết sưng nhiều lần trong ngày bệnh sẽ nhanh thuyên giảm.

Hoa cúc trắng (bạch cúc) có tên khoa học là Chrysanthenmum Sinense. Theo Đông y, bạch cúc vị ngọt, hơi đắng, tính hơi hàn, tác dụng tán phong thanh nhiệt, mát gan, sáng mắt, chữa phong nhiệt cảm mạo, đau đầu, tăng huyết áp, chóng mặt nhức đầu, mắt đỏ sưng đau, chảy nước mắt. Liều dùng thông thường dưới dạng thuốc sắc là 9 – 15g. Có thể dùng tươi: giã nhỏ đắp vào chỗ đau hay mụn nhọt, ghẻ lở. Hoa cúc trắng phơi khô, tán nhỏ, cho khoảng 100g,  gạo nếp đem nấu cháo ăn thì vừa dưỡng được gan, bổ cho thận, thông tai, sáng mắt…

Hoa cúc trắng còn có tác dụng rất tốt đối với những người bị trúng gió cảm cúm, huyết áp cao. Rượu ngâm hoa cúc trắng dân gian vẫn thường được gọi là rượu “trường sinh bất lão” tốt cho cả trẻ lẫn già, cả nam lẫn nữ. Uống rượu ngâm hoa cúc trắng làm cho da dẻ tươi nhuận, đẹp mịn màng và tâm tình sảng khoái.

Cháo hoa cúc trắng, hạ khô thảo: Hoa cúc trắng 12g, lá dâu 10g, hạ khô thảo 15g, đậu vàng 30g, gạo tẻ 50g, đường phèn (hoặc đường kính trắng). Cúc trắng, lá dâu, hạ khô thảo rửa sạch, đun lấy nước, bỏ bã; cho gạo tẻ, đậu vàng, đường phèn vào cũng nấu thành cháo loãng. Mỗi ngày ăn 2 lần khi cháo còn nóng.

Công dụng: Khu phong, thanh nhiệt, sáng mắt, giải độc. Thích hợp với người đau mắt đỏ, miệng đắng, mắt chói, cao huyết áp. Những người vị hư hàn, tiêu chảy  mạn tính không được dùng.

Cháo hoa cúc trắng, quyết minh tử: Hoa cúc trắng 15g, quyết minh tử 15g, gạo tẻ 100g, đường kính trắng 150g. Rang thảo quyết minh cho có mùi thơm, để nguội, sau đó cho nước vào nấu cùng hoa cúc trắng. Lọc lấy nước, bỏ bã, cho gạo tẻ vo sạch vào nước thuốc, thêm nước lã vừa phải nấu thành cháo, khi ăn cho thêm đường. Mỗi ngày ăn 2 lần, mỗi liệu trình kéo dài 7 ngày.

Công dụng: Mát gan, sáng mắt, nhuận tràng, thông tiểu tiện, rất tốt đối với người đau mắt đỏ, nhìn mờ, cao huyết áp…Người bị tiêu chảy không nên ăn cháo này.

Theo Đời sống
Cách tránh hạ canxi máu sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm

Hạ canxi máu nguy hiểm thế nào?

Hạ canxi máu là bệnh lý nguy hiểm. Tình trạng hạ canxi máu kéo dài có thể dẫn đến suy tim, động kinh, loạn nhịp tim, lú lẫn, suy giảm trí nhớ, trầm cảm và ảo giác. Bệnh có thể điều trị được nếu phát hiện kịp thời.
back to top