Cấp cứu thành công bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não bằng thuốc tiêu sợi huyết

Vừa qua các bác sĩ khoa Cấp cứu Bệnh viện đa khoa Hà Đông tiếp nhận bệnh nhân Nguyễn Thị Bảng 72 tuổi  trú tại Bình Minh – Thanh Oai – Hà Nội  trong tình trạng  liệt nửa người trái, nói khó, tiểu tiện không tự chủ. Ngay sau đó, bệnh nhân được cấp cứu thành công bằng thuốc tiêu sợi huyết.

Cần xử lý kịp thời khi đột quỵ não

Ngay sau khi bệnh nhân Nguyễn Thị Bảng nhập viện, bằng sự nỗ lực khẩn trương, nhanh chóng, kịp thời các bác sĩ tiến hành làm đường truyền tĩnh mạch, đặt xông bàng quang, test đường máu, làm điện tim tại giường trong vòng 25 phút tình trạng bệnh nhân ổn định các bác sĩ chỉ định làm các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết, kết quả cho thấy  bệnh nhân bị đột quỵ (nhồi mãu não), nhận thấy trường hợp này bị đột quỵ trong khoảng “thời gian vàng” (trước 4,5 giờ đầu) nên bệnh nhân được chỉ định dùng thuốc Tiêu sợi huyết.

Sau khi dùng thuốc tiêu sợi huyết, các triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân Nguyễn Thị Bảng 72 tuổi được cải thiện rõ rệt sau 24 giờ bệnh nhân tỉnh táo hoàn toàn, đã bắt đầu nói rõ và nghe tốt, nửa người bên trái chỉ còn yếu nhẹ.

Trước đó người nhà bệnh nhân cho biết, bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp, suy tim thường xuyên dùng thuốc tại nhà, vào lúc 20h tối bệnh nhân có dùng thuốc như mọi hôm, khoảng 30p  sau khi dùng thuốc xong bệnh nhân có biểu hiện nói khó, liệt nửa người trái, gia đình lập tức đưa bệnh nhân tới  Bệnh viện đa khoa Hà Đông cấp cứu.

Th.S BS Nguyễn Thành là người tham gia cấp cứu trực tiếp cho bệnh nhân Bảng chia sẻ: Điều trị đột quỵ bằng thuốc tiêu sợi huyết là 1 phương pháp điều trị mới nhằm tái thiết lập dòng chảy mạch máu não. Bệnh nhân Nguyễn Thị  Bảng là trường hợp đầu tiên được áp dụng điều trị bằng phương pháp này. Phương pháp điều trị bằng Tiêu sợi huyết chỉ có hiệu quả tốt khi bệnh nhân được đưa tới bệnh viện điều trị sớm, (trước 4,5 giờ) kể từ khi khởi phát những triệu chứng đột quỵ.

Th.S BS Nguyễn Thành Trung cũng khuyến cáo: Khi thấy người bệnh xảy ra tình huống đột quỵ (nhồi máu não), người nhà cần nhanh chóng đưa người bệnh đến Bệnh viện càng sớm càng tốt (trước 4,5 giờ dầu), để bệnh nhân được các bác sĩ cấp cứu kịp thời và  chỉ định các biện pháp cấp cứu nhanh nhất tránh nguy cơ tử vọng và  giúp bệnh nhân  được chăm sóc, phục hồi tốt nhất mà không để lại biến chứng.

Th.S BS Nguyễn Thành Trung cũng nhấn mạnh khi bị đột quỵ thì thời gian vàng đưa bệnh nhận đến cơ sở y tế cấp cứu là 4,5 giờ kể từ khi xảy ra đột quỵ không được tự ý ấn huyệt, châm cứu, cạo gió, cho bệnh nhân ăn uống, hoặc tự ý cho uống thuốc hạ huyết áp… Đặc biệt nếu đưa bệnh nhân đến bệnh viện muộn, bệnh nhân rất dễ tử vong hoặc bị các di chứng như liệt vận động, sống cuộc sống thực vật…

Đột quỵ là một trong các nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn tật, vì vậy khi thấy các dấu hiệu đột ngột tê hay yếu một bên cơ mặt, tay, chân đặc biệt liệt nửa thân, lú lẫn, rối loạn ý thức, rối loạn thị giác một hay cả hai mắt, đi lại khó khăn, loạng choạng mất thăng bằng, đau đầu nhiều không rõ nguyên nhân cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.

Phạm Hằng

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top