Cách người bệnh tiểu đường cần biết để không bị ung thư

Người bệnh tiểu đường không chỉ có nguy cơ cao bị ung thư gấp 2,5 lần mà còn tăng nguy cơ tử vong sớm do ung thư nên cần phải biết cách phòng ngừa.

Nguy cơ ung thư cao gấp 2, 5 lần

BS Hà Hải Nam, Phó Trưởng khoa - Ngoại Tiêu Hoá 1 tại Bệnh viện K cho biết, có thực tế rằng, tỷ lệ người bệnh ung thư vào viện có kèm theo một hoặc nhiều căn bệnh mãn tính khác ngày một tăng cao. Trong đó phổ biến nhất là bệnh tiểu đường. Có rất nhiều bằng chứng về mối liên quan giữa tiểu đường với một số loại ung thư.

Theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Ung thư Hoa Kì, người bệnh tiểu đường có nguy cơ cao hơn bị mắc ung thư thận, tụy, bàng quang và trực tràng.

Ngoài ra ở phụ nữ, tiểu đường có liên quan tới tăng nguy cơ tử vong sớm do ung thư gan, tụy, vú, nội mạc tử cung và đại tràng. Các báo cáo cho thấy, bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ cao mắc các bệnh ung thư hơn những người khỏe mạnh.

Giáo sư John Termini-trưởng nhóm công trình nghiên cứu cho biết “Từ lâu, những người mắc bệnh tiểu đường được biết đến có nguy cơ mắc một số bệnh ung thư cao gấp 2,5 lần so với người bình thường. Đó có thể là các bệnh ung thư buồng trứng, ung thư vú và ung thư thận và tỷ lệ mắc tiểu đường thường tỷ lệ thuận với tỷ lệ mắc ung thư.

Do đó, các nhà khoa học nghi ngờ rằng nguy cơ mắc ung thư tăng cao ở những bệnh nhân tiểu đường xuất phát từ hiện tượng rối loạn nội tiết tố.


Kiểm soát đường máu và lối sống lành mạnh để ngăn ngừa

Theo bác sĩ Hà Hải Nam, các nhà khoa học đưa ra một số lý luận giải thích cho vấn đề này như sau:

Ngoài chức năng kiểm soát lượng đường trong máu, lượng insulin tăng cao có thể kích thích tăng sinh tế bào, làm gia tăng nguy cơ ung thư vì nhiều khối u có các thụ thể (chất tiếp nhận ) với insulin, việc tăng insulin trong máu có thể đóng vai trò kích thích sự phát triển trong các khối u này.

Hàm lượng insulin cao, đường máu cao và tình trạng viêm trong bệnh tiểu đường sẽ làm tăng nguy cơ ung thư và tăng tỷ lệ tử vong liên quan tới ung thư.

Hơn nữa, hầu hết những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 đều thừa cân, và mô mỡ thừa của họ sẽ tiết ra lượng adipokine cao hơn so với những người bình thường. Adipokine sẽ kích hoạt quá trình viêm, dẫn đến những tổn thương mãn tính có liên quan đến ung thư.

Đặc biệt, lượng đường huyết tăng cao ở những người bệnh tiểu đường có thể gây tổn thương ADN, khiến bộ gen bị biến đổi và có thể dẫn tới ung thư.

Ngoài ra, một số loại thuốc được sử dụng để giảm hàm lượng glucose trong bệnh tiểu đường như METFORMIN cũng làm giảm đáng kể nguy cơ ung thư đại trực tràng, ung thư tế bào gan và ung thư phổi, cho thấy bệnh tiểu đường có thể dẫn đến ung thư.

Tuy nhiên, theo BS Nam, bệnh nhân tiểu đường cũng không nên lo lắng. Điều tốt nhất ta có thể làm nếu bị tiểu đường là đảm bảo lượng đường trong máu được kiểm soát. Nếu lượng đường trong máu không ổn định theo thời gian, cuối cùng nó sẽ gây tổn hại cho các cơ quan khác. Để quản lý bệnh tiểu đường cũng có thể giúp giảm nguy cơ ung thư, bác sĩ Nam khuyên:

Ăn uống lành mạnh: Chế độ ăn uống giúp kiểm soát bệnh tiểu đường có thể giúp giảm nguy cơ ung thư. Hãy ăn chế độ ăn có nguồn gốc thực vật giàu vitamin như các loại rau củ, trái cây và ngũ cốc. Ngoài ra, cần hạn chế ăn thịt đỏ và thịt chế biến sẵn, thịt rán, nướng hoặc thịt hun khói. Hãy đảm bảo có ít nhất 10-15 gram chất xơ/ngày. Ngũ cốc nguyên hạt, rau và trái cây là nguồn chất xơ tuyệt vời.

Giảm cân nặng: Để quản lý bệnh tiểu đường và phòng chống ung thư, điều rất quan trọng là duy trì cân nặng trong giới hạn cho phép (chỉ số khối cơ thể BMI nên duy trì từ 18,5-23, nếu trên 25 tức là béo phì). Béo phì có thể làm tăng nguy cơ ung thư như đã nói trên.

Tập thể dục: Tập thể dục là một phần quan trọng của cả phòng chống ung thư và quản lý bệnh tiểu đường. Các bác nên cố gắng dành 15 phút/ngày để hoạt động thể chất vừa phải (đi bộ, đạp xe đạp,cầu long…), hoặc 60 phút tập thể dục mạnh mẽ mỗi tuần (như bơi, chơi bóng chuyền,tập gym…) .

Nửa giờ đi bộ có thể là một khởi đầu ngày mới tuyệt vời. Thậm chí có thể chia 30 phút đi bộ này thành ba lần, mỗi lần 10 phút trong suốt cả ngày.

Tập thể dục cùng với chế độ ăn uống cân bằng sẽ giúp kiểm soát lượng đường trong máu và duy trì cân nặng ổn định, giữ cho hệ thống tim mạch khỏe mạnh.

Hạn chế sử dụng rượu: Tốt nhất là không sử dụng đồ uống có cồn hoặc tiêu thụ ở mức độ vừa phải.

Viện Ung thư Quốc gia khuyến cáo: phụ nữ không nên uống nhiều hơn một ly mỗi ngày (tương đương khoảng 300ml bia hoặc 140ml rượu vang hoặc 40ml rượu mạnh) và nam giới không quá hai ly (khoảng 600 ml bia hoặc 280 ml rượu vang hoặc 80ml rượu mạnh) mỗi ngày.

Đồ uống có cồn cũng thường có lượng calo cao, vì vậy chắc chắn những đồ uống này sẽ ảnh hưởng rất xấu tới tình trạng mô mỡ thừa trong cơ thể chúng ta.

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
Bài tập yoga tăng tuần hoàn não

Bài tập yoga tăng tuần hoàn não

Hoạt động của não bộ hoàn toàn phụ thuộc vào sự nạp máu. Nếu việc nạp máu cho não bộ bị ngưng lại dù chỉ 2 phút sẽ tổn thương nghiêm trọng. Để tăng tuần hoàn não, ngoài chế độ dinh dưỡng, thuốc, tập luyện giữ vai trò quan trọng.
back to top