Tỏi ngâm rượu có nhiều tác dụng.
Theo số liệu thống kê nghiên cứu, trong củ tỏi có chứa 0,20-0,36% tinh dầu. Trong đó chứa hơn 90% các hợp chất lưu huỳnh. Thành phần chủ yếu của tỏi là chất alicin có mùi đặc trưng của tỏi.
Ngoài ra tỏi còn chứa các axit amin, các loại vitamin nhóm B và các chất khoáng như canxi, manhê, natri… đặc biệt là selen.
Theo quan niệm y học cổ truyền, tỏi có vị cay, tính ôn, hơi có độc vào 2 kinh can và vị có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, trừ phòng, thông khiếu, tiêu nhọt, tiêu đờm…
Phương pháp ngâm rượu tỏi:
Tỏi khô 400g đã bóc vỏ sạch, thái lát mỏng. 1 lít rượu trắng có nồng độ rượu cao 45 độ. Ngâm tỏi vào rượu để từ 15-20 ngày, cần nút chặt bình rượu. Mới đầu, tỏi màu trắng sau chuyển sang màu vàng nhạt rồi màu sẫm là dùng được.
Liều dùng tùy them bệnh và thể trạng của từng người. Có thể dùng mỗi lần từ 1 -2 thìa cafe. Uống ngày 2 lần vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ. Thời gian dùng có thể kéo dài, nghỉ 1 tuần rồi lại tiếp tục uống.
* Bệnh tim mạch: Những người bị huyết áp cao, huyết áp thấp, xơ vữa động mạch, mỡ máu cao, gan nhiễm mỡ đều có thể dùng được rượu tỏi. Rượu tỏi làm vững thành mạch, điều hòa huyết áp cho cân bằng, uống rượu tỏi 1 tháng đã thấy hiệu quả rõ ràng.
*Bệnh đường hô hấp: Những trường hợp viêm họng, viêm phế quản mạn tính, hen phế quản, viêm thanh quản… uống rất tốt. Viêm họng nên ngậm rượu tỏi trong miệng một lúc rồi hãy nuốt cho sát khuẩn tại chỗ.
*Bệnh đường tiêu hóa: Những trường hợp viêm loét dạ dày, tá tràng hay ợ hơi, ợ chua, ăn không tiêu, bụng đầy, ậm ạch, trào ngược dịch vị dạ dày, uống rượu tỏi sau khi ăn.
*Các bệnh xương khớp: Viêm đau các khớp vôi hóa, các đốt xương, thoái hóa cột sống, đau mỏi đầu gối, đi lại khó khăn… đều uống được rượu tỏi sẽ giảm đau rõ rệt.
*Phòng ngừa ung thư: Tác dụng của tỏi phòng chống ung thư đã được các nhà khoa học khẳng định, nên ta uống rượu tỏi chỉ có tác dụng tốt mà không có tác dụng phụ nào.
BS Đức Quang, Bệnh viện Châm cứu TW