Biến chứng viêm cột sống dính khớp nên phòng tránh

Viêm cột sống dính khớp là một trong những dạng viêm khớp tự miễn, có tính chất di truyền. Bệnh chủ yếu gây viêm dính giữa các đốt sống và các khớp lớn ở các chi, dính xương lại với nhau khiến bệnh nhân không thể vận động được, như một cái cây cần người trợ giúp… Có người biến chứng nặng khiến cột sống cong vẹo như chữ “C”.
/Uploaded/khds.1cdn.vn/2018/09/16/viem-cot-song-300x258.png

Viêm cột sống dính khớp nhiều biến chứng.

Bệnh nhân Nguyễn Thị Duyên (Hải Dương) nhập viện trong tình trạng 2 khớp háng dính lại với nhau, khiến bệnh nhân không thể vận động được, thậm chí ngồi vệ sinh cũng không thể. Bệnh nhân bị bệnh từ lâu, nhưng các triệu chứng cứ đau biểu hiện viêm khớp, khó vận động, sau uống thuốc và tiêm tại phòng khám đỡ một thời gian lại bị lại và nặng hơn, tới khi bệnh nhân không vận động, ngồi và khép chân được thì mới thăm khám bệnh viện chuyên khoa.

Tại đây, các bác sĩ đã kết luận bệnh nhân bị viêm cột sống dính khớp háng. Sau khi được phẫu thuật thay khớp háng 2 bên, bệnh nhân được trả lại vận động, không còn như một cái cây phụ thuộc người nhà.

PGS.TS Trần Đình Chiến, Trưởng khoa Chấn thương – Chỉnh hình, Bệnh viện 103 cho biết, nhiều người khi thấy đau và cứng ở vùng thắt lưng và khớp háng, thường đau nặng lên vào buổi sáng, ban đêm hoặc sau một thời gian không vận động lại nghĩ rằng đó chỉ đơn thuần là bệnh của tuổi già hoặc đau người do thay đổi thời tiết mà không quan tâm.

Dần dần đau và cứng có thể lan dần lên cột sống và tới các khớp khác, như khớp háng, vai, đầu gối và bàn chân thì lúc này đã không vận động được, thậm chí để lại biến chứng cột sống gù vẹo như chữ “C” và những biến chứng viêm mống mắt, viêm ruột… Lâu ngay, khớp dính khiến co cứng bệnh nhân dễ tai biến mà tử vong.

Những bệnh nhân có dính ở khớp háng thì phải thay khớp háng, dính ở khớp gối thì thay khớp gối, thậm chí có bệnh nhân dính cả 2 khớp.

Khi bệnh nhân chụp X-quang  và các xét nghiệm hình ảnh khác như CT hoặc chụp cộng hưởng từ để phát hiện những thay đổi ở xương và khớp  thì thấy 2 khớp dính tịt vào nhau, mất hoàn toàn các diện khớp. Khi này, bệnh nhân cần được tạo lại khớp mới bằng cách phá khớp cũ, cắt bỏ lớp khớp dính và thay khớp nhân tạo, phục hồi lại vận động cho bệnh nhân.

Sau phẫu thuật, các bác sĩ sẽ hướng dẫn cho bệnh nhân một số bài tập vận động và kéo giãn có thể giúp duy trì sự mềm mại của khớp và giữ được dáng vóc tốt.

Phạm Hằng

Theo Đời sống
Thói quen xấu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Thói quen xấu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Cục máu đông, hay còn gọi là huyết khối, nếu xảy ra trong mạch máu của các cơ quan trong cơ thể, nó sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro sức khỏe nguy hiểm và đôi khi có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
back to top