Ăn uống bất hợp lý có thể sinh bệnh
– Trung quản: Vị trí từ rốn đo lên 4 thốn (1thốn khoảng 1,3cm) tác dụng: Hoà tỳ vị, hoá thấp trệ, lý trung tiêu, điều thăng giáng…
-Túc Tam Lý: Vị trí dưới mắt gối ngoài 3 thốn, dưới ngoài xương mác một khoát ngón tay. Tác dụng bổ tỳ vị , điều trung khí, thông kinh lạc…
– Cự Khuyết: Vị trí dưới rốn đo lên 6 thốn, tác dụng hoà vị, lợi cách, điều khí, hoá thấp trệ trung tiêu.
– Công tôn: Vị trí chỗ lõm nơi tiếp nối của thân và đầu sau xương bàn chân ngón 1, tiếp giáp da mu và da gan bàn chân, tác dụng ích tỳ vị lý khí cơ, hoà mạch xung, điều khí hải. Trên đây là một số huyệt cơ bản và nên gia thêm huyệt theo thể chứng như sau:
Nếu đau dạ dày lan sang bên hông sườn, ấn đè đau tức khó chịu, ợ hơi, ợ chua, do can khí phạm vị, gia thêm huyệt: Kỳ môn, thái xung, nội quan, lương môn.
Nếu đau dạ dày âm ỉ, chườm ấm dễ chịu, đại tiện lỏng do tỳ vị hư hàn, gia thêm huyệt: Thiên khu, quan nguyên, khí hải, vị du.
Nếu đau dạ dày diễn ra đột ngột dữ dội, môi nhợt, cầu lỏng, không khát nước do tà khí phạm vị, gia thêm huyệt: Thừa mãn, thiên khu, nội đình, vị du.
Nếu đau dạ dày, bụng đầy chướng ấn đè đau tăng, nôn ra thức ăn thì bớt đau, do thực tích, gia thêm: Nội đình, thiên khu, thừa mãn.
Nếu đau cố định một chỗ, đau từng cơn như kim châm, có khi nôn ra máu, cầu phân đen do ứ huyết, gia thêm cách du, nội quan, huyết hải, nội đình.
Ngoài ra, nếu người lạnh (hàn) nên cứu ấm các huyệt cơ bản và cứu thêm huyệt thần khuyết (rốn). Nếu bệnh nhân có thể chất còn khoẻ thì châm tả. Người nóng nhiệt không nên cứu. Đợt điều trị từ một đến hai tuần. Mặt khác cần điều chỉnh ăn uống sinh hoạt cho phù hợp, tránh lo nghĩ tức giận thái quá thì đau dạ dày ít có khả năng tái phát .
Lương Y Nguyễn Minh
Trung tâm Y tế Vietsovpetro
.