Bài thuốc chữa ợ hơi, nôn mửa do đau dạ dày

au dạ dày, Đông y gọi là chứng vị khí hư. Bệnh xuất hiện quanh năm, ở khắp các lứa tuổi nhưng nhiều ở người cao tuổi và trẻ em có thể trạng hư yếu. Các bài thuốc chữa ợ hơi, nôn mửa do đau dạ dày sau đây sẽ giúp bệnh nhân cải thiện được tình hình.

Bài thuốc chữa ợ hơi. Ảnh minh họa.

Trong Đông y vị là bể chưa thủy cốc, chủ về thu nạp và làm ngấu nhừ thức ăn. Khí của vị lấy giáng làm thuận, cùng biểu lý với tỳ thường gọi chung là gốc của hậu thiên (sau khi sinh ra) là nguồn sinh hóa của khí huyết.

Đông y cho rằng: “Khi bàn về kinh túc dương minh vị (dạ dày) biểu lý với túc thái âm tỳ. Khí của tỳ ưa ấm mà ghét lạnh, khi gặp ấm thì biến hóa được thủy cốc, khi dương khí bất túc khí hàn lạnh xâm lấn, khiến cho hai chân lạnh không nằm được, có cảm giác sợ gió, hai mắt căng khó ngủ, đau bụng, hai mạng sườn trướng đau, hay sôi bụng, môi miệng khô, có khi mặt phù, ăn uống kém đó là do vị khí hư lạnh”.

Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra trong đó có chứng ợ hơi, nôn mửa…Dưới đây là bài thuốc bài thuốc chữa ợ hơi, nôn mửa do đau dạ dày.

Chứng ái khí (ợ hơi): Bệnh nhân ra nhiều mồ hôi hoặc do thầy thuốc phát hãn, hoặc dùng phép hạ, thổ quá mức làm tổn thương trung khí, vị khí bị suy yếu, thực trệ tích lại làm vị khí nghịch lên mà sinh ra chứng ái khí. Triệu chứng: Bệnh nhân ợ hơi liên tục, nhưng không có mùi nồng của thức ăn, vùng dưới tâm bỉ đầy, thích xoa bóp liên tục. Điều trị: Bổ hư giáng nghịch. Bài  thuốc “Toàn phúc đại giả thang”: Toàn phúc hoa 12g, chích thảo 12g, nhân sâm 12g, sinh khương 20g, đại giả thạch 40g, đại táo 12quả, bán hạ chế 12 g. Cách dùng: ngày uống một thang sắc uống 3 lần trong ngày, uống lúc đói.

Chứng ẩu thổ (nôn mửa): Do tỳ vị hư yếu thăng giáng thất thường mà sinh bệnh. Triệu chứng: Bệnh nhân nôn mửa ra nước trong, hoặc sau khi ăn cũng nôn mửa, thường ăn uống kém, đại tiện phân lỏng.

Điều trị: Kiện bổ tỳ vị. Bài thuốc “Lý trung thang gia giảm”: Nhân sâm 12g, can khương 8g, bạch truật 12g, cam thảo 8g. Tùy chứng trạng của bệnh nhân có thể gia giảm cho thích hợp. Cách dùng: Ngày uống một thang sắc uống 3 lần trong ngày, uống lúc đói.

Nôn ọe do dạ dày ở phụ nữ mang thai: Do vị khí vốn suy kém, sau khi thụ thai khí huyết dồn xuống để nuôi dưỡng thai nhi, càng làm cho vị khí yếu thêm mất đi sự hòa giáng, khí của mạch xung xông lên mà sinh bệnh. Triệu chứng: Bệnh nhân thời kỳ đầu có thai thường buồn nôn, nôn mửa, ăn vào thì nôn ra ngay, có khi ngửi thấy mùi thức ăn cũng buồn nôn, ăn uống kém, lưỡi nhạt, mạch hoãn hoạt. Điều trị: Kiện tỳ hòa trung giáng nghịch chỉ nôn.

Bài thuốc “Hương sa lục quân tử thang”: Mộc hương 4g, trần bì 6g, sinh khương 4g, sa nhân 8g, phục linh 8g, ô mai 2 quả, bán hạ chế 8g, bạch truật 12g, đại táo 3 quả, nhân sâm 8g, chích thảo 4g. Tùy chứng trạng của bệnh nhân mà gia giảm cho thích hợp. Cách dùng: Ngày uống một thang sắc uống 3 lần trong ngày. Ghi chú chỉ dùng từ 3-7 ngày là tối đa.

BSTTND Nguyễn Xuân Hướng (Nguyên Chủ tịch Hội Đông Y Việt Nam)

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top