Bác sĩ chỉ rõ dấu hiệu khi cơ thể thiếu canxi

Canxi là một trong những nguyên tố quan trọng và cần thiết nhất cho hoạt động sống cơ thể. Thiếu canxi cơ thể sẽ chịu nhiều ảnh hưởng. Chính vì thế cần nắm được những dấu hiệu cảnh báo cơ thể bị thiếu canxi.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng canxi là nguyên tố cực kỳ quan trọng đối với hoạt động sống của chúng ta, chúng chiếm từ 1,5 - 2% trên tổng trọng lượng toàn bộ cơ thể. Nguyên tố này tồn tại ở nhiều cơ quan, bộ phận, ví dụ như: xương, răng, móng chân, móng tay,…

Canxi giúp phát triển xương, răng, móng tay, móng chân,…

Nhờ canxi mà xương khớp phát triển tốt, nếu muốn sở hữu bộ xương chắc khỏe, chiều cao đáng mơ ước thì bạn cần bổ sung nguyên tố này cho cơ thể. Không chỉ đảm bảo các hoạt động bình thường của các cơ quan vận động, chúng còn tham gia kiểm soát một số hoạt động chuyển hóa cực kỳ quan trọng. Không thể phủ nhận rằng, canxi là nguyên tố thiết yếu giúp cơ thể hoạt động và phát triển ổn định.

Đó là lý do vì sao các bác sĩ luôn khuyến khích bệnh nhân lượng canxi vừa đủ để hạn chế nguy cơ thiếu canxi, đe dọa nghiêm trọng tới sức khỏe và hoạt động của các cơ quan.

Dấu hiệu cơ thể bị thiếu canxi gồm:

Bị chuột rút

Đây là một trong những triệu chứng ban đầu của thiếu canxi. Đau cơ bắp, đặc biệt là đùi, cánh tay, nách và trong khi di chuyển hay khi đi bộ có thể là một dấu hiệu của sự thiếu hụt canxi.

Mất ngủ

Đây cũng là một dấu hiệu quan trọng của sự thiếu hụt canxi. Trong nhiều trường hợp, người không có đủ canxi trong chế độ ăn uống sẽ bị mất ngủ. Một số trường hợp, người thiếu canxi vẫn ngủ nhưng giấc ngủ không đủ sâu, thức dậy vẫn thấy mệt mỏi.

Da khô

Khi da trở nên khô hơn bình thường, hãy quan tâm hơn đến dinh dưỡng, có thể bạn đang bị thiếu canxi đấy.

Sâu răng, chậm mọc răng

Canxi cũng là một thành phần quan trọng của răng. Do đó, thiếu hụt canxi trong cơ thể cũng ảnh hưởng đến răng, gây sâu răng. Trẻ em thiếu canxi có thể mọc răng trễ hơn so với các bé cùng tuổi.

Cơ thể thiếu canxi ảnh hưởng tới nhiều bộ phận - Ảnh Minh họa

Cơ thể thiếu canxi ảnh hưởng tới nhiều bộ phận - Ảnh Minh họa

Móng tay yếu và dễ gãy

Móng tay cũng yêu cầu có đủ lượng canxi để mọc khỏe và không bị giòn. Móng tay yếu và dễ gãy cũng là biểu hiện của sự thiếu canxi trong cơ thể.

Dậy thì muộn

Dậy thì muộn ở nữ giới cũng có thể là dấu hiệu thiếu canxi. Ngoài dậy thì muộn ở tuổi thiếu niên, các vấn đề về kinh nguyệt cũng là những dấu hiệu của sự thiếu hụt canxi trong cơ thể, ví dụ như bị chuột rút trước giai đoạn hành kinh.

Chóng mặt

Ngồi lâu một chỗ cảm thấy tay chân bị tê, mỏi lưng, khi đứng dậy bị hoa mắt chóng mặt. Nếu xét nghiệm rất khó biết được là có bị thiếu canxi hay không. Vì khi canxi trong đường huyết bị giảm xuống bạn cảm thấy hoa mắt chóng mặt, cảm giác đó chỉ diễn ra trong vài chục giây rồi lại trở lại trạng thái bình thường.

Hay cáu

Khi thiếu canxi thường biểu hiện bằng triệu chứng loãng xương, thần kinh suy nhược và năng lực điều tiết thần kinh bị suy giảm như: hay quên, tinh thần không ổn định, mất ngủ hoặc ngủ li bì, dễ cáu hay ngủ mơ, đau đầu, tính tình thay đổi thất thường

Chứng loãng xương

Loãng xương, có lẽ là đáng chú ý nhất trong danh sách các triệu chứng thiếu hụt canxi. Loãng xương thường xảy ra ở phụ nữ mãn kinh hoặc sau mãn kinh có nồng độ estrogen giảm, làm giảm sự hấp thu canxi. Bởi vì cơ thể nếu thiếu canxi thì sẽ rút canxi từ xương để phục vụ nhu cầu của tim và các cơ quan khác mà dựa vào nó.

Cao huyết áp

Huyết áp cao cũng được xem là một trong các triệu chứng thiếu hụt canxi. Bởi vì các kho dự trữ canxi trong cơ thể cần thiết cho các hoạt động của hệ thống tim mạch để hệ thống này làm việc một cách thích hợp. Vì vậy, theo dõi chức năng tim cũng như mức độ canxi là vấn đề vô cùng quan trọng.

Các vấn đề về đại tràng

Polyp đại tràng có thể phát triển do cơ thể không đầy đủ canxi và các yếu tố khác, do chế độ ăn uống hoặc do di truyền. Chọn chế độ ăn bao gồm các loại thực phẩm ít chất béo giàu canxi có thể mang lại lợi ích phòng ngừa ung thư ruột kết.

Vấn đề về thần kinh

Bởi vì lượng canxi kết hợp với magiê và vitamin D có tác dụng điều chỉnh các xung điện của cơ thể, giảm các cơn co giật cơ và co thắt có thể xảy ra.

ThS.BS Nguyễn Văn Thái (Viện Y học phóng xạ và U bướu quân đội)

Theo Đời sống
Nhiễm khuẩn huyết nguy hiểm sao?

Nhiễm khuẩn huyết nguy hiểm sao?

Mỗi năm, ít nhất 1,7 triệu người trưởng thành ở Mỹ bị nhiễm khuẩn huyết. Ít nhất 350.000 người lớn bị nhiễm khuẩn huyết tử vong trong thời gian nằm viện hoặc chuyển sang chăm sóc cuối đời. Vì vậy, cần biết về bệnh để phòng tránh.
back to top