Biến chứng nguy hiểm của viêm tai giữa mạn tính

Viêm tai giữa là bệnh lý rất phổ biến, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Nếu không được chẩn đoán và điều trị tích cực, bệnh viêm tai giữa sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Vừa qua, khoa Tai Mũi Họng bệnh viện Trẻ em Hải Phòng đã tiếp nhận trường hợp bệnh nhân N.V.P.T 14 tuổi, (Vĩnh Bảo, Hải Phòng) vào viện vì sốt, sưng đau sau tai phải.

Bệnh nhân có tiền sử viêm tai giữa mạn tính phải 10 năm nay. Tuy nhiên do chủ quan nên gia đình chỉ tự điều trị ở nhà.

Qua nội soi tai, chụp CT tai – xương đá cho thấy phá hủy vỏ xương, bộc lộ màng não, mủ thoát ra theo chỗ xương hoại tử ra sát da sau tai. Các căn cứ trên giúp bác sĩ đưa ra được chẩn đoán xác định: Viêm tai giữa mạn tính có cholesteatoma có biến chứng nội sọ.

Nội soi tai thấy màng nhĩ thủng rộng, hòm tai nhiều mủ đặc và lổn nhổn tổ chức trắng, mủn nghi cholesteatoma. Ảnh BVCC

Nội soi tai thấy màng nhĩ thủng rộng, hòm tai nhiều mủ đặc và lổn nhổn tổ chức trắng, mủn nghi cholesteatoma. Ảnh BVCC

Biến chứng nội sọ biến chứng nguy hiểm của viêm tai giữa mạn tính. Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh, thậm chí có thể tử vong.

Nội soi tai thấy màng nhĩ thủng rộng, hòm tai nhiều mủ đặc và lổn nhổn tổ chức trắng, mủn nghi cholesteatoma. Ảnh BVCC

Nội soi tai thấy màng nhĩ thủng rộng, hòm tai nhiều mủ đặc và lổn nhổn tổ chức trắng, mủn nghi cholesteatoma. Ảnh BVCC

Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng, với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và trang thiết bị hiện đại, đã phát hiện được biến chứng để xử trí cho bệnh nhân. Vì vậy, khi trẻ có bất cứ biểu hiện bất thường ở tai như đau tai, chảy mủ tai, nghe kém, gia đình nên đưa trẻ đến ngay bệnh viện tuyến chuyên khoa của thành phố để chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh xảy ra những biến chứng nặng như trường hợp kể trên.

Biến chứng của viêm tai giữa mạn tính

Viêm tai giữa mạn tính tiết nhầy mủ ít khi gây ra các biến chứng nguy hiểm. Nhưng viêm tai giữa mạn tính có mủ nguy hiểm hơn, thường kéo dài gây giảm thính lực, có thể dẫn đến các biến chứng nặng như:

- Viêm xương chũm.

- Lỗ thủng màng nhĩ không lành.

- Tạo nên khối cholesteatoma trong tai giữa (cholesteatoma là một khối sừng hóa của các tế bào biểu mô vảy ở tai giữa hoặc xương chũm, khi to dần có khả năng ăn mòn xương xung quanh).

- Xơ hóa màng nhĩ và niêm mạc tai giữa.

- Phá hủy chuỗi xương con và dẫn đến điếc truyền âm.

- Tổn thương dây thần kinh số VII dẫn đến liệt mặt.

- Áp xe ngoài màng cứng.

- Áp xe đại não, tiểu não.

- Tổn thương hệ thống tiền đình gây chóng mặt.

Ở trẻ em, viêm tai giữa mạn tính gây mất thính lực, dẫn đến rối loạn phát triển ngôn ngữ và khó khăn trong học tập, nhất là khi cả hai tai đều bị tổn thương.

Viêm tai giữa mạn tính ít khi gây mất thính lực vĩnh viễn nếu được điều trị, nhưng vẫn có thể xảy ra nếu tình trạng này lặp đi lặp lại và kéo dài.

Theo Đời sống
Nhiễm khuẩn huyết nguy hiểm sao?

Nhiễm khuẩn huyết nguy hiểm sao?

Mỗi năm, ít nhất 1,7 triệu người trưởng thành ở Mỹ bị nhiễm khuẩn huyết. Ít nhất 350.000 người lớn bị nhiễm khuẩn huyết tử vong trong thời gian nằm viện hoặc chuyển sang chăm sóc cuối đời. Vì vậy, cần biết về bệnh để phòng tránh.
back to top