Mùi cơ thể không phải là chủ đề mà người ta thích được nói đến và nhiều bạn không nhận thức được đâu là mùi cơ thể bình thường và mùi như thế nào cảnh báo sức khỏe xấu.
Mùi trên cơ thể cho bạn biết được nhiều vấn đề về sức khỏe.
Mỗi người có một mùi hương tự nhiên khác nhau và được coi mà mùi cơ thể của riêng mình. Song có một số mùi hôi rất khó chịu ảnh hưởng đến sức khỏe. Theo một nghiên cứu của Thụy Điển, khi cơ thể “bốc mùi” khác thường, có thể bạn đã mắc một số bệnh đặc biệt.
Dưới đây là những dấu hiệu mùi cơ thể bạn cần biết:
Hơi thở có mùi trái cây – Triệu chứng của bệnh tiểu đường
Những người bị bệnh tiểu đường xảy ra khi cơ thể bạn bị giảm insulin và đường trong máu, khiến cơ thể bạn không được hấp thụ để cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Các chất này sẽ phân hủy axit béo thành năng lượng và tích tụ xeton trong máu của bạn. Một trong những axit có tên là aceton mang đến mùi trái cây trong hơi thở.
Bàn chân bị hôi
Nếu bạn nhận thấy da ở bàn chân bị khô, các ngón chân có dấu hiệu đỏ và mụn nước, đồng thời có xuất hiện mùi hôi thì bạn cần chú ý.
Bởi các vi khuẩn nấm đã xâm nhập vào da và ngón chân của bạn tạo nên mùi hôi. Từ ngón chân bệnh có thể lây lan nhanh chóng sang các bộ phận của cơ thể như: háng, nách…
Mùi hôi thối từ phân – Bệnh về đường tiêu hóa
Khi ruột non của bạn không sản xuất đủ enzim lactase sẽ không thể phân hủy hết lactose – một loại đường có trong sữa. Chính vì vậy, thay vì các chất đi vào máu thì chất này đi vào ruột và lên men dẫn đến tình trạng phân lỏng, mùi hôi và đầy hơi, khí có mùi thối.
Nước tiểu có mùi hôi – triệu chứng viêm đường tiết niệu
Viêm đường tiết niệu làm cho nước tiểu có mùi hôi. Nguyên nhân là do vi khuẩn có tên là E.colo đi vào đường niệu và niệu đạo di chuyển theo bàng quang gây ra nhiễm trùng. Đây là một loại bệnh phổ biến ở phụ nữ bởi niệu đạo của họ ngắn hơn. Nếu thấy có dấu hiệu này bạn hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức.
Hôi miệng, ngáy khi ngủ
Đây là một rối loạn khi ngủ, tạo nên những tiếng ngáy khi ngủ. Điều này khiến bạn phải thở bằng miệng suốt cả đêm dẫn đến khô miệng và là nguyên nhân gây hôi miệng. Đồng thời cũng là nơi cho phép vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và phát triển. Khi vi khuẩn nhân lên chúng sẽ tạo ra khí sulphurous phát ra mùi hôi.
Mùi hôi từ âm đạo
Mỗi phụ nữ có mùi âm đạo khác nhau và thay đổi vào những thời điểm khác nhau trong tháng. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy có mùi tanh thì nên đi khám bác sĩ để điều trị vì rất có thể bạn đã bị nhiễm khuẩn âm đạo.
Hôi miệng sau khi ăn
Mọi người đều bị hôi miệng sau khi ăn, đặc biệt là ăn các thực phẩm như hành, tỏi. Nhưng nếu bạn cảm thấy mùi hôi miệng thường xuyên bạn nên cân nhắc việc đến gặp bác sĩ. Việc vệ sinh răng miệng kém có thể gây hôi miệng và các bệnh như: Sâu răng, nướu răng, nhiễm trùng xoang mũi hay các vấn đề về mũi.
Mồ hôi có mùi tanh
Nếu nước tiểu, mồ hôi hay các chất lỏng trên cơ thể của bạn có mùi tanh của cá thì bạn có thể gặp tình trạng Trimethylaminaria. Đây là một dạng di truyền hiếm gặp trong đó Trimethylaminaria không thể phá vỡ và chuyển đổi thành N – oxit trimethylaminaria và có mùi tanh.
Theo Trang Anh (Theo Boldsky/Kiến Thức)