6 loại thực phẩm giúp cải thiện viêm loét dạ dày

Viêm loét dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương, viêm sưng, lâu dần tạo thành các vết loét gây triệu chứng. Dưới đây là một số thực phẩm người bị viêm loét dạ dày nên sử dụng.

Sữa chua

Sữa chua là loại sữa lên men chứa các vi khuẩn có lợi cho đường ruột, bạn có thể điều trị loét dạ dày bằng cách ăn sữa chua. Sữa chua có chứa lactobacillus acidophilus, là chế phẩm sinh học, vi khuẩn "thân thiện" giúp duy trì sự cân bằng giữa các vi khuẩn tốt và có hại như H. pylori trong hệ thống tiêu hóa của bạn. Chế phẩm sinh học Probiotic có thể ngăn chặn nhiễm trùng do vi khuẩn H. pylori và giảm tác dụng phụ kháng sinh có thể xảy ra trong khi điều trị loét. Các loại thực phẩm khác có chứa probiotic bao gồm súp miso và thực phẩm từ đậu nành.

Củ Nghệ

Nghệ vàng có tính ấm, cây giống như nghệ đen nhưng chúng lại có công dụng trị bệnh khác nhau. Nhờ tính kháng viêm và chống oxy hóa tốt, nghệ vàng có tác dụng giúp điều trị viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản,…. Bạn cũng có thể sử dụng các sản phẩm tinh chế từ nghệ như: tinh bột nghệ, các món ăn chế biến với nghệ để dễ ăn hơn.

Mật ong

Mật ong thô (loại chưa tiệt trùng) không chỉ tiêu diệt được vi khuẩn và nấm, mà còn chứa chất khử trùng tự nhiên. Mật ong thô còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe con người nhờ giàu chất dinh dưỡng và enzyme.

Một số nghiên cứu và bằng chứng truyền miệng cho biết mật ong có tác dụng làm dịu cổ họng, cũng như giảm các triệu chứng liên quan đến dạ dày

Nhờ vào kết cấu đặc trưng, mật ong có khả năng bao phủ tốt hơn so với màng nhầy của thực quản. Kết cấu sánh đặc và có độ dính của mật ong có thể giúp giảm axit, góp phần kiểm soát trào ngược dạ dày về lâu dài, cũng như chữa đau dạ dày bằng mật ong hiệu quả. Ngoài ra mật ong còn có tác dụng giảm các triệu chứng viêm, đau dạ dày nhờ đặc tính kháng khuẩn tự nhiên.

6 loại thực phẩm giúp cải thiện viêm loét dạ dày ảnh 3

Thực phẩm giàu chất xơ

Một chế độ ăn giàu chất xơ trong thực phẩm có thể giúp vết loét dạ dày lành lại. Chất xơ có thể đẩy nhanh quá trình chữa bệnh và làm giảm nguy cơ phát triển các vết loét trong tương lai. Các loại thực phẩm có chứa một lượng lành mạnh của sợi xơ bao gồm mâm xôi, táo, lê, dâu tây, atisô, đậu Hà Lan, đậu khô nấu chín, củ cải xanh, lúa mạch, lúa mì và gạo nâu.

Hạt hạnh nhân

Một chế độ ăn giàu chất xơ trong thực phẩm có thể giúp vết loét dạ dày lành lại. Chất xơ có thể đẩy nhanh quá trình chữa bệnh và làm giảm nguy cơ phát triển các vết loét trong tương lai. Các loại thực phẩm có chứa một lượng lành mạnh của sợi xơ bao gồm mâm xôi, táo, lê, dâu tây, atisô, đậu Hà Lan, đậu khô nấu chín, củ cải xanh, lúa mạch, lúa mì và gạo nâu.

Nước lọc

Bạn sử dụng nước hàng ngày hàng giờ mà không hề biết rằng khi biết uống đúng cách và đầy đủ nó sẽ trở thành vị thuốc quý cho bệnh viêm loét đấy.

Uống 6-8 ly nước lọc mỗi ngày. Nước làm giảm triệu chứng loét của bạn bằng cách giữ cho cơ thể bạn đủ nước và tống các tạp chất ra ngoài.

Theo Đời sống
back to top