Cách phòng tránh và điều trị bệnh trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày thực quản là một bệnh mạn tính ngày càng thường gặp hơn ở các nước châu Á và có khuynh hướng tăng tần suất ở Việt Nam. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống do các triệu chứng mà còn có thể gây các biến chứng nặng như loét thực quản, hẹp thực quản và ung thư. 

Bệnh trào ngược dạ dầy thực quản (GERD) là tình trạng các chất trong lòng dạ dày trào ngược lên thực quản gây ra các triệu chứng khó chịu hay biến chứng. Các chất trào ngược có thể đi ngược lên vùng hầu họng, khoang miệng, thanh quản, khí quản, phế quản gây các triệu chứng hoặc bệnh lý của các vùng đó.

Nguyên nhân gây bệnh

Cho đến nay người ta cũng chưa biết rõ nguyên nhân dẫn đến hội chứng trào ngược dạ dày thực quản nhưng các yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh này là do: Sự bất thường cơ thắt thực quản dưới (yếu hay giãn ra ); Nhu động thực quản quá yếu; Giải phẫu thực quản: thực quản quá ngắn, u thực quản, thoát vị hoành; Yếu tố gene di truyền; Tăng áp lực trong ổ bụng: béo phì, cổ trướng, phụ nữ có thai; Do tăng áp lực trong dạ dày và ứ đọng thức ăn; Do dùng thuốc non steroid, steroid; Vi khuẩn Helicobacter pylori; Ăn uống nhiều bia, rượu, nước có ga; Do áp lực cuộc sống, công việc, stress.

Triệu chứng trào ngược dạ dày – thực quản

Triệu chứng tại thực quản: Ợ nóng, ợ trớ, là những triệu chứng điển hình của bệnh. Ợ nóng, bệnh nhân có cảm giác nóng rát vùng ngực, lan từ xương ức lên cổ. Ợ trớ là sự tống tháo ngược dịch ứ đọng trong thực quản lên miệng. Ngoài ra còn có các dấu hiệu: đau ngực, nuốt nghẹn, nuốt đau, nuốt khó, buồn nôn, nôn, rối loạn giấc ngủ…

Triệu chứng ngoài thực quản: viêm thực quản, hen phế quản, viêm xoang, ho mạn tính, đau ngực không do tim, mòn men răng. Khám bệnh: Không có triệu chứng đặc hiệu, thường gặp đau vùng thượng vị khi ấn.

Triệu chứng cận lâm sàng: Nội soi thực quản - dạ dày tá tràng

Phương pháp điều trị

Nguyên tắc điều trị: Giải quyết hết triệu chứng hay giảm nhẹ các triệu chứng; Cải thiện chất lượng cuộc sống; Làm lành tổn thương; Phòng ngừa các biến chứng của bệnh trào ngược.

Điều trị không dùng thuốc: Ăn uống: kiêng chua, cay, trà, cafe, nước có ga, bia, rượu, thuốc lá; Không ăn quá no; Không nằm ngay sau ăn, tối thiểu từ 30 - 60 phút trở lên; Không nằm đầu thấp, kê chân phía đầu giường cao 10 -15 cm; Không nên mặc đồ quá chật; Giảm cân nếu béo phì; Tinh thần lạc quan, không lo âu, không stress.

Điều trị bằng thuốc

Thuốc theo phác đồ: Thuốc ức chế bơm proton (Rabeprazo, Omeprazole, Lansoprazole ....) theo hướng dẫn của Bác sĩ. Và các phương pháp khác như: Điều trị triệu chứng ngoài thực quản, GERD kháng trị.

Chế độ dinh dưỡng: Không dùng đồ uống có cồn( Rượu, bia, ..), nước có gas (coca cola, Pépi,..), nước hoa quả có vị chua (cam, chanh, bưởi,..); Kiêng trà đặc, cà phê, đồ uống có cafein; Không ăn quá nhiều đồ rán, nhiều mỡ, nhiều gia vị cay; Không ăn quá no; Không ăn tối quá muộn (nên cách 3 giờ trước khi đi ngủ); Sau khi ăn, không nên nằm hoặc làm việc ngay.

Chế độ sinh hoạt hàng ngày: Bỏ hút thuốc lá, thuốc lào; mặc quần áo, thắt lưng không quá chật; Ăn ngủ điều độ, tránh Stress; Ăn chậm, nhai kỹ; Nằm đầu cao (12 - 18 cm) so với chân; Tránh các động tác kích thích gây nôn, oẹ, ngoáy họng; Tập thể dục hàng ngày.

ThS.BSCKII Nguyễn Quốc Dũng (Bệnh viện K)

Theo Đời sống
Day huyệt hạ huyết áp

Day huyệt hạ huyết áp

Để chữa cao huyết áp, ngoài việc dùng thuốc, thay đổi lối sống, y học cổ truyền có một phương pháp rất độc đáo mà ít người biết đến đó là việc tự xoa bóp huyệt vị.
back to top