Top những thực phẩm giúp bổ gan, thải độc gan nên ăn hàng ngày

Gan là một cơ quan quan trọng trong cơ thể, có chức năng trao đổi chất dinh dưỡng, phá vỡ carbohydrate, tạo glucose và giải độc cơ thể. Do vậy, để bảo vệ lá gan, cơ thể cần dung nạp những thực phẩm tốt cho gan.

Gan có một loạt các chức năng thiết yếu như sản xuất protein, cholesterol đến lưu trữ vitamin, khoáng chất và thậm chí là carbohydrate. Đồng thời, gan cũng có chức năng giải độc khỏi cơ thể từ rượu, thuốc. Rối loạn chức năng gan có thể gây nên các bệnh về gan, rối loạn chuyển hóa.

Giữ cho gan luôn khỏe mạnh là biện pháp quan trọng để duy trì sức khỏe. Một số thực phẩm và đồ uống tốt nhất tốt cho gan mọi người nên sử dụng hàng ngày gồm:

Tỏi

Tỏi có khả năng kích hoạt các enzym trong gan để giúp đẩy các chất độc ra ngoài. Ngoài ra, tỏi chứa hợp chất allicin và selen, hai chất này cũng giúp tăng cường quá trình thải độc của gan.

Củ nghệ

Củ nghệ có chất curcumin, giúp giảm viêm và hỗ trợ quá trình tái tạo tế bào gan. Nó cũng kích thích sản xuất mật, giúp gan thải độc tốt hơn.

Trà xanh

Trà xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa, đặc biệt là catechin, giúp hỗ trợ chức năng gan và tăng cường quá trình thải độc.

Bưởi

Bưởi chứa nhiều vitamin C và chất chống oxy hóa, giúp kích thích sản xuất enzym làm sạch gan và ngăn ngừa gan bị tổn thương.

Bông cải xanh và súp lơ

Thực phẩm tốt cho gan nên bổ sung trong chế độ ăn hằng ngày - Ảnh minh họa

Thực phẩm tốt cho gan nên bổ sung trong chế độ ăn hằng ngày - Ảnh minh họa

Hai loại rau này có chứa hợp chất glucosinolate, giúp gan sản xuất thêm các enzym thải độc.

Táo

Táo giàu chất xơ và các chất chống oxy hóa, giúp làm sạch và loại bỏ các độc tố trong gan.

Chanh và cam

Vitamin C có trong chanh và cam giúp gan sản xuất thêm enzym thải độc và loại bỏ các chất không mong muốn.

Cải bó xôi (rau chân vịt)

Cải bó xôi chứa nhiều chất diệp lục giúp hấp thụ các độc tố trong máu và bảo vệ gan khỏi các hóa chất có hại.

Củ cải đường (củ dền)

Củ dền giúp làm sạch gan và máu nhờ khả năng giảm viêm và hỗ trợ giải độc tự nhiên.

Các loại quả mọng (dâu tây, việt quất, mâm xôi)

Những loại quả này chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ gan khỏi tổn thương và tăng cường khả năng thải độc.

Bên cạnh việc bổ sung các thực phẩm này, bạn cũng nên duy trì lối sống lành mạnh, tránh rượu bia và các chất kích thích để bảo vệ gan.

Việt Nam hiện xếp thứ 5 trên thế giới về tỷ lệ mắc ung thư gan. Để phòng ngừa ung thư gan, chỉ ăn uống khoa học là không đủ, bạn còn cần thực hiện các phương pháp tầm soát cần thiết để phát hiện sớm dấu hiệu của bệnh, từ đó có phác đồ điều trị kịp thời.

Các thực phẩm nên tránh xa để bảo vệ lá gan

Đồ ăn nhiều dầu mỡ như: thực phẩm chiên, thức ăn nhanh và đồ ăn từ nhiều nhà hàng, khoai tây chiên và các loại hạt cũng có thể có nhiều chất béo đáng ngạc nhiên.

Thực phẩm giàu tinh bột: bánh mì, mì ống và bánh hoặc đồ nướng.

Đường: Cắt giảm lượng đường và thực phẩm có đường như ngũ cốc, đồ nướng và kẹo có thể giúp giảm căng thẳng cho gan.

Muối.

Rượu: Rượu, bia thực sự là chất độc đối với gan. Nếu muốn bảo vệ lá gan khỏe mạnh bạn hãy tránh xa rượu, bia.

Tóm lại, gan đóng vai trò quan trọng trong cơ thể. Để tránh nguy cơ mắc phải các bệnh về gan, bạn nên duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung các loại thực phẩm kể trên. Đồng thời tránh xa các loại đồ ăn, đồ uống, chất kích thích gây hại cho gan.

ThS.BSNT Nguyễn Xuân Tuấn

(Giảng viên trường đại học Y dược, Đại học quốc gia Hà Nội)

Theo Đời sống
Người bệnh tiểu đường ăn khoai lang được không?

Người bệnh tiểu đường ăn khoai lang được không?

Mặc dù là nguồn cung cấp carbohydrate nhưng khoai lang có chỉ số đường huyết (GI) từ thấp đến trung bình, tùy thuộc vào phương pháp nấu mà làm chậm quá trình giải phóng năng lượng trong máu, từ đó kiểm soát lượng đường tăng đột biến.
Ai không nên ăn rươi?

Ai không nên ăn rươi?

Thịt rươi rất thơm, ngon, bổ dưỡng và có nhiều chất đạm hơn cả cua, tôm, ghẹ. Tuy nhiên không phải ai cũng ăn được món này.
back to top