5 cách đơn giản làm tan vết bầm tím hiệu quả

Những vết thâm tím có thể xuất hiện trên da là “kết quả” của quá trình tụ máu do tai nạn, va đập, ngã… Không chỉ gây nên cảm giác đau đớn mà còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ của làn da.

Máu bầm được biết là vết bầm tím trên cơ thể. Đây là những đám máu đọng dưới lớp da, mang theo màu sắc đa dạng như: đỏ, tím, xanh, nâu hoặc vàng.

Vết bầm tím thường xuất hiện khi các mạch máu nhỏ gần bề mặt da bị nứt do va chạm, thường xuyên xảy ra ở những vùng như cánh tay hoặc chân. Trong tình trạng này, máu sẽ rỉ ra khỏi mạch, tích tụ dưới da, tạo nên một vùng da có màu sẫm. Theo thời gian, vết bầm sẽ được hấp thụ ngược lại bởi cơ thể và dần biến mất.

Mách bạn 5 cách làm tan vết bầm tím hiệu quả tại nhà. Ảnh minh họa

Mách bạn 5 cách làm tan vết bầm tím hiệu quả tại nhà. Ảnh minh họa

Dưới đây là một số cách đơn giản làm tan vết bầm tím hiệu quả tại nhà:

Tan máu bầm bằng trứng gà

Một trong những cách làm tan vết bầm tím tại nhà phổ biến nhất được áp dụng hiện nay đó là sử dụng trứng gà, bởi bề mặt quả trứng có lỗ nhỏ li ti dẫn từ lòng trắng đến lòng đỏ, khi lăn lên vết bầm sẽ tạo ra áp suất hút máu bầm theo lòng trứng.

Cách thực hiện như sau: Hãy luộc chín một quả trứng gà, bóc vỏ bỏ đi và thực hiện lăn đi lăn lại trên vùng da bị bầm, bạn cần thực hiện cho đến khi quả trứng nguội thì dừng lại. Lưu ý nên thực hiện ngay khi trứng còn nóng và làm thường xuyên để vết máu bầm nhanh chóng tan hơn.

Chườm đá lạnh

Một trong những biện pháp hiệu quả để giảm bớt tình trạng máu bầm là sử dụng phương pháp làm lạnh. Áp dụng lạnh ngay sau khi xảy ra chấn thương giúp hạn chế sự lan rộng của máu đến các vùng xung quanh. Điều này có thể giảm sưng và tình trạng bầm tím của vết thương.

Để giảm vết bầm tím, khi gặp chấn thương, bạn nên nhanh chóng cho đá hoặc nước đá lạnh vào túi nhựa, chai nhựa hoặc bọc trong khăn bông rồi chườm lên vùng bị tổn thương trong khoảng 10 phút mỗi lần, lặp lại từ 4-8 lần mỗi ngày để kích thích quá trình lành vết thương.

Chườm nóng

Ngoài việc sử dụng đá lạnh, việc chườm nóng cũng là cách làm tan máu bầm nhanh hiệu quả. Bởi nhiệt độ cao có thể kích thích sự lưu thông của máu, hỗ trợ làm tan chảy các cục máu đông bị kẹt dưới da. Hơn nữa, phương pháp này còn chẳng những giảm đau mà còn giúp cơ bị căng và cứng trở nên thư giãn và dễ chịu hơn.

Để áp dụng chườm nóng và làm tan vết bầm tím, bạn có thể thực hiện các phương pháp như: sử dụng túi chườm, lăn trứng gà, lăn chai nước nóng, sử dụng miếng đệm sưởi ấm, hoặc thậm chí là ngâm cơ thể trong bồn nước ấm.

Sử dụng lô hội để làm dịu và tan máu bầm

Lô hội ngoài công dụng chăm sóc da và có tính chất làm dịu thì nguyên liệu này còn giúp giảm viêm nhiễm và làm dịu vết thương, đồng thời hỗ trợ quá trình lành vết bầm tím khá hiệu quả.

Cách làm tan máu bầm nhanh bằng lô hội khá đơn giản và dễ thực hiện, gồm các bước sau:

Bước 1: Rút gel lô hội bằng cắt một lá lô hội và rút gel bên trong ra.

Bước 2: Thoa một lượng nhỏ gel lên vết bầm tím, nhẹ nhàng massage để gel thẩm thấu vào da.

Bước 3: Thực hiện bôi gel khoảng 2-3 lần mỗi ngày để giữ cho vùng bị tổn thương được dưỡng ẩm và hỗ trợ quá trình làm lành.

Lưu ý rằng, lô hội không chỉ giúp làm dịu và lành vết thương mà còn có thể giảm sưng và kích thích tái tạo tế bào da.

Muối và hành tây

Muối và củ hành tây sẽ giúp làm giảm sưng tấy, tan nhanh vết máu bầm tích tụ và chữa trị hiện tượng tắc nghẽn mạch máu.

Cách thực hiện như sau: Củ hành tây đem đi bóc vỏ khô rồi mang xay nhuyễn với một ít muối. Nếu không có máy xay thì bạn cũng có thể giã nhuyễn ra.

Sau khi xay hoặc giã xong, lấy một ít hỗn hợp đó đắp lên vết bầm rồi dùng băng gạc quấn kín lại. Nên để qua đêm, sẽ thấy vết bầm mờ nhạt hơn đáng kể.

Hoặc cũng có thể dùng muối Epsom, loại muối này sẽ dễ dàng hấp thu vào cơ thể hơn, giúp thư giãn các mô và giảm sưng. Dùng một vài muỗng muối hòa vào trong cốc nước nóng, rồi dùng bông thấm nước, vắt khô rồi thoa lên vùng da có vết bầm.

Theo Đời sống
back to top