Có nên cắt bỏ gai cột sống?

Việc điều trị gai đốt sống thông thường là bảo tồn. Phẫu thuật được đặt ra khi có sự chèn ép vào tủy, làm hẹp ống tủy hoặc các rễ thần kinh ở cột sống.
Gai cột sống - Ảnh minh họa

Gai cột sống - Ảnh minh họa

Hỏi: Tôi bị đau thắt lưng, vai và cổ đi khám bác sĩ kết luận gai cột sống. Xin hỏi, nguyên nhân khiến gai mọc. Có nên phẫu thuật nhổ gai không?

Trần Mạnh Quân (Hà Nội)

Trả lời: Gai cột sống là sự phát triển thêm ra của xương trên thân đốt sống, đĩa sụn hay dây chằng quanh khớp. Nguyên nhân gây bệnh do:

- Viêm khớp cột sống mạn tính làm phần sụn bị hao mòn dần, khiến bề mặt trơn láng của nó trở nên thô ráp, xù xì và cuối cùng hai bề mặt xương tiếp xúc, cọ xát lên nhau và khi cơ thể chỉnh sửa lại quá trình này thì hình thành gai xương.

- Thoái hóa cột sống dẫn đến mất nước (chiếm 80% trong sụn) và biến đổi một số chất, làm sụn khớp dễ bị canxi hóa.

- Chấn thương.

Gai thường chỉ có chiều dài vài milimet thường xuất ở mặt trước và bên, hiếm khi mọc ở phía sau, do đó ít chèn ép vào tủy và rễ thần kinh. Khi bị gai bệnh nhân thường đau thắt lưng, đau vai hoặc cổ, lan xuống cánh tay, tê tay..., đôi khi làm giới hạn vận động ở cổ, vai, thắt lưng.

Phần lớn gai cột sống gây đau do tiếp xúc với dây thần kinh hoặc các xương đốt sống khi cử động.

Việc điều trị gai đốt sống thông thường là bảo tồn. Phẫu thuật được đặt ra khi có sự chèn ép vào tủy, làm hẹp ống tủy hoặc các rễ thần kinh ở cột sống. Tuy nhiên, không phải cứ lấy gai đi là bệnh sẽ hết vĩnh viễn vì gai xương có thể mọc lại ở cùng vị trí cũ.

PGS.TS Nguyễn Văn Thạch (Nguyên Phó giám đốc, Trưởng khoa phẫu thuật cột sống, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức

Theo Đời sống
Nhiễm khuẩn huyết nguy hiểm sao?

Nhiễm khuẩn huyết nguy hiểm sao?

Mỗi năm, ít nhất 1,7 triệu người trưởng thành ở Mỹ bị nhiễm khuẩn huyết. Ít nhất 350.000 người lớn bị nhiễm khuẩn huyết tử vong trong thời gian nằm viện hoặc chuyển sang chăm sóc cuối đời. Vì vậy, cần biết về bệnh để phòng tránh.
back to top