Mẹo nhận biết các loại mụn phổ biến trên da để khắc phục kịp thời

Mụn là một vấn đề da phổ biến hiện nay và mang lại nhiều bất tiện trong cuộc sống. Mỗi loại mụn sẽ có cách khắc phục khác nhau, việc không chăm sóc đúng cách có thể khiến tình trạng mụn trở nên nặng hơn.

Mụn là những nốt nổi cộm trên da với các kích thước khác nhau. Thông thường, mụn sẽ xuất hiện ở các vị trí như mặt, cổ, lưng, ngực, mông,... Các nốt mụn có thể không gây đau(mức nhẹ); đau nhẹ, sưng tấy, viêm đỏ (mức trung bình) hoặc đau nhức, có mủ và viêm nhiễm lây lan (mức nặng).

Mụn là một vấn đề da liễu có thể gặp ở mọi độ tuổi, đặc biệt là trong giai đoạn dậy thì. Mặc dù không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng có thể gây ra một số bất tiện trong cuộc sống hàng ngày.

Cách nhận biết các loại mụn phổ biến trên da. Ảnh minh họa

Cách nhận biết các loại mụn phổ biến trên da. Ảnh minh họa

Nguyên nhân gây ra tình trạng mụn trên da

Có rất nhiều nguyên nhân gây mụn, trong đó có những nguyên nhân chủ yếu sau:

Thay đổi nội tiết tố: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây mụn, đặc biệt ở tuổi dậy thì và thanh thiếu niên. Khi cơ thể thay đổi hàm lượng nội tiết tố, đặc biệt là hormone androgen, sẽ kích thích tuyến bã nhờn hoạt động quá mức, làm tăng sự tiết dầu nhờn trên da. Điều này khiến lỗ chân lông bị tắc nghẽn và gây ra mụn.

Di truyền: Nếu bạn có cha mẹ hay người thân trong gia đình bị mụn, bạn cũng có khả năng cao bị mụn. Điều này có thể do bạn thừa hưởng các gen liên quan đến sự tiết bã nhờn hoặc sự phản ứng của hệ miễn dịch với vi khuẩn gây mụn.

Chế độ ăn uống: Một số loại thực phẩm có thể gây ra hoặc làm nặng thêm tình trạng mụn, như các loại thực phẩm chứa đường, tinh bột, chất béo, sữa và các sản phẩm từ sữa, cà phê, rượu bia,… Những loại thực phẩm này có thể làm tăng chỉ số đường huyết hoặc kích thích sản xuất hormone gây mụn.

Stress: Khi căng thẳng hay lo lắng, cơ thể sẽ tiết ra hormone cortisol, làm tăng sự tiết bã nhờn và gây ra mụn. Stress cũng làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể, khiến bạn dễ bị nhiễm trùng và viêm da.

Vệ sinh da không đúng cách: Nếu bạn không làm sạch da hàng ngày hoặc sử dụng các sản phẩm chăm sóc da không phù hợp với loại da của bạn, bạn sẽ dễ bị mụn. Bởi vì da sẽ tích tụ nhiều bã nhờn, bụi bẩn, tế bào chết và vi khuẩn, gây tắc nghẽn lỗ chân lông và viêm da.

Trang điểm quá nhiều hoặc không tẩy trang kỹ: Khi bạn trang điểm quá nhiều hoặc sử dụng các loại mỹ phẩm không phù hợp với da, bạn sẽ làm cho da bị kích ứng, bít kín lỗ chân lông và gây mụn. Ngoài ra, nếu bạn không tẩy trang kỹ trước khi đi ngủ, bạn cũng sẽ để lại nhiều chất bẩn trên da, làm cho da không thể thở và tái tạo.

Lạm dụng mỹ phẩm: mỹ phẩm giúp bảo vệ da và cung cấp các chất dưỡng ẩm cho da nhưng việc sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng hay mỹ phẩm không phù hợp với da trong thời gian dài khiến da dễ kích ứng, lỗ chân lông bít tắc và hình thành mụn.

Phân biệt các loại mụn phổ biến trên cơ thể

Mụn được chia ra nhiều loại, tùy vào nguyên nhân gây mụn được chia thành các loại sau:

Mụn trứng cá thông thường (mụn đầu trắng)

Mụn trứng cá là một tình trạng viêm da xuất hiện phổ biến ở nhiều đối tượng với mọi độ tuổi khác nhau. Nguyên nhân chính gây ra mụn trứng cá là do bã nhờn tiết ra nhiều dẫn đến tình trạng tích tụ vi khuẩn, bít tắc lỗ chân lông, lâu dần gây viêm, nhiễm khuẩn dẫn đến nổi mụn. Mụn trứng cá gây khó chịu trên da và ảnh hưởng đến thẩm mỹ, tâm lý người bệnh.

Mụn ẩn

Mụn ẩn là mụn mọc ở sâu dưới nang lông, không gây viêm sưng, không đau nhức. Nhận biết mụn ẩn bằng các nốt mụn nhỏ li ti, mọc theo từng cụm và lan rộng theo các khu vực xung quanh khiến bề mặt da sần sùi. Mụn ẩn rất khó để phát hiện, cách đơn giản nhất là sờ lên da, nếu thấy có cảm giác thô ráp và gồ ghề, khả năng cao đó là mụn ẩn.

Ngoài ra mụn ẩn có thể phát hiện qua soi da. Mụn ẩn thường mọc ở vùng trán, hai bên má và dưới cằm, do đây là vùng da dễ chịu tác động của yếu tố bên ngoài. Mụn ẩn tuy không gây sưng viêm như những loại mụn khác nhưng nếu không biết chăm sóc và xử lý đúng cách, mụn có thể gây viêm, sưng và để lại vết thâm lâu, khó điều trị. Nếu biết chăm sóc da đúng cách thì mụn ẩn sẽ tan và biến mất.

Mụn bọc

Mụn bọc được xem là tình trạng nặng của mụn trứng cá. Đây là loại mụn nặng nhất có thể làm cấu trúc da bị phá hủy nhiều nhất, thường gây đau nhức và khó chịu ở vị trí mụn xuất hiện. Trong hầu hết các trường hợp, mụn bọc có thể tự lành nhưng thường để lại vết sẹo khá lớn.

Mụn bọc hình thành khi bị vỡ ở đáy nang lông và đẩy bề mặt da lên. Đặc điểm điển hình của mụn bọc bao gồm các nốt mụn nhỏ ban đầu, sau đó lớn dần và trở thành các nốt sưng viêm đỏ có kích thước trên 5mm. Khi chạm vào sẽ có cảm giác đau, bên trong mụn có máu và mủ, thường không có nhân.

Mụn cám

Mụn cám là mụn nhỏ hình thành do lỗ chân lông bị tắc nghẽn kèm với bã nhờn và bụi bẩn. Mụn cám thuộc thể nhẹ của mụn trứng cá, thường mọc theo vùng và khiến da mặt sần sùi, gồ ghề. Nếu chăm sóc da không đúng cách, tự ý nặn mụn có thể khiến sưng đỏ, viêm, đau…

Mụn đầu đen

Là loại mụn có đầu đen nằm trong lỗ chân lông mở. Khi bã nhờn tiếp xúc với oxy bên ngoài, nó sẽ bị oxy hóa và chuyển sang màu sậm. Mụn đầu đen cũng có kích thước từ 1-2mm, thường xuất hiện nhiều ở vùng mũi, trán, cằm, hai bên má và các vùng khác như vai, lưng.

Mụn mủ

Mụn mủ là dạng viêm da gây nổi nốt sưng đỏ trên da, có đầu màu vàng hoặc trắng, bên trong chứa đầy dịch mủ (nhờn, tế bào chết, vi khuẩn…). Mụn mủ nhìn giống mụn nhọt nhưng nhọt có kích thước lớn hơn và viêm tấy mô nhiều hơn hơn.

Chúng thường xuất hiện ở các vùng khác nhau trên khuôn mặt như: cằm, mũi, má, trán, quai hàm, thái dương, nách, háng… Mỗi vị trí mọc của mụn mủ biểu hiện một vấn đề về sức khỏe nhất định. Mụn mủ nếu không được xử lý đúng cách có thể gây ra những biến chứng xấu cho sức khỏe.

Trứng cá đỏ

Mụn trứng cá đỏ thường xuất hiện ở xung quanh mũi và miệng, gây sưng đau và ngứa. Mụn xuất hiện thường do bất thường trong kiểm soát vận mạch, suy yếu hệ thống tĩnh mạch vùng mặt, tăng ký sinh trùng ở nang lông, rối loạn chức năng kháng khuẩn, chế độ ăn nhiều đồ ngọt cay nóng, lạm dụng các thuốc amiodarone, corticosteroid… Mụn trứng cá đỏ nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng như mũi cà chua (sưng đỏ ở mũi), đỏ da, phù mắt…

Mụn đầu đinh

Mụn đầu đinh hay còn có tên gọi khác là mụn nhọt hoặc mụn đinh râu. Loại mụn này được xếp riêng thành một nhóm bệnh lý. Mụn đầu đinh thường xuất hiện ở chân các sợi râu và khá nguy hiểm. Ban đầu, mụn chỉ có kích thước nhỏ nhưng sẽ dần lớn lên theo thời gian, có thể gây bội nhiễm và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.

Vị trí xuất hiện mụn dầu đinh sẽ có biểu hiện nóng đỏ, sưng to, gây cảm giác đau nhức như đinh châm. Một số trường hợp còn gặp phải tình trạng nhiễm trùng kèm sốt cao 39 - 40°C. Nếu không được khắc phục kịp thời, mụn đinh râu có thể bị nhiễm trùng và lan rộng ra các xoang ở vùng mặt, gây tắc mạch, méo miệng hoặc thậm chí là tử vong.

Theo Đời sống
Mẹo đánh răng đúng cách

Mẹo đánh răng đúng cách

Ngày nay, càng nhiều người quan tâm đến sự liên quan giữa các loại bệnh và nướu răng. Do vậy, việc đánh răng đúng cách để bảo vệ nướu răng khỏe mạnh là rất cần thiết.
Thực phẩm giúp răng chắc khỏe

Thực phẩm giúp răng chắc khỏe

Để có một hàm răng khỏe mạnh, nướu hồng hào, săn chắc và hơi thở sạch sẽ, bạn cần bổ sung những vi chất cho cơ thể, như Fluor, Canxi, Vitamin C, D, E… Những vi chất này có rất nhiều trong những thực phẩm sinh hoạt hàng ngày.
Lý do Nha khoa Cao Thắng bị đóng cửa?

Lý do Nha khoa Cao Thắng bị đóng cửa?

Do có nhiều sai phạm trong hoạt động khám, chữa bệnh, Nha khoa Cao Thắng do ông Lê Phủ Ngọc Hồ làm chủ bị Thanh tra Sở Y tế TP HCM tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh 2 tháng.
back to top