4 điều không nên làm trong ngày "đèn đỏ", chị em nhất định phải nhớ

Ngày đèn đỏ không chỉ gây khó chịu mà còn có thể khiến cơ thể bạn mệt mỏi hơn nếu không chú ý chăm sóc đúng cách. Đây là 4 điều bạn nên tránh xa để “kỳ dâu” trôi qua nhẹ nhàng hơn.

Không nên đấm lưng

Nhiều chị em có thói quen đấm lưng để giảm cảm giác mỏi mệt, nhưng điều này lại phản tác dụng! Trong kỳ kinh, vùng xương chậu đã tích tụ nhiều máu. Việc đấm lưng sẽ tăng áp lực lên vùng này, làm máu khó lưu thông, từ đó khiến cơn đau bụng kinh trở nên dữ dội hơn.

Chị em có thể chườm ấm hoặc xoa bóp nhẹ nhàng vùng lưng, bụng để thư giãn cơ và giảm đau hiệu quả hơn.

Ngày đèn đỏ không chỉ gây khó chịu mà còn có thể khiến cơ thể bạn mệt mỏi hơn nếu không chú ý chăm sóc đúng cách - Ảnh minh hoạ

Ngày đèn đỏ không chỉ gây khó chịu mà còn có thể khiến cơ thể bạn mệt mỏi hơn nếu không chú ý chăm sóc đúng cách - Ảnh minh hoạ

Không nên đi khám sức khỏe

Chu kỳ kinh nguyệt ảnh hưởng đến nhiều chỉ số trong cơ thể, đặc biệt là các xét nghiệm liên quan đến hormone. Kết quả có thể sai lệch, không phản ánh đúng tình trạng sức khỏe.

Chờ 3-5 ngày sau khi sạch kinh rồi hãy đi kiểm tra sức khỏe để có kết quả chính xác hơn.

Không sử dụng các chất kích thích

Cà phê, trà đặc, nước có ga hay rượu bia đều không phải bạn tốt của chị em trong những ngày đèn đỏ.

Những chất này dễ làm tử cung co thắt mạnh hơn, dẫn đến cơn đau bụng kinh nặng hơn. Ngoài ra, chúng có thể gây tăng huyết áp, đau đầu, chóng mặt.

Thay thế: Uống nước ấm, trà thảo mộc hoặc nước ép trái cây để giảm cảm giác mệt mỏi và làm dịu cơ thể.

Không lười thay băng vệ sinh

Lười thay băng vệ sinh là một trong những thói quen gây hại nhất trong ngày đèn đỏ. Môi trường ẩm ướt tạo điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn phát triển, dẫn đến nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa như viêm âm đạo, viêm vùng chậu, nấm.

Lưu ý: Thay băng vệ sinh sau 3-4 tiếng/lần và kết hợp sử dụng dung dịch vệ sinh phù hợp để bảo vệ sức khỏe vùng kín.

Để hạn chế mệt mỏi, tổn hại sức khỏe mỗi kỳ đèn đỏ. Bạn cần thực hiện:

Uống đủ nước mỗi ngày: khoảng 2,5 lít. Ngoài nước tinh khiết, bạn có thể bổ sung thêm các loại nước ép trái cây tươi.

Chườm nóng: dùng chai nước nóng, túi giữ nhiệt hay máy làm ấm chườm bụng ngăn ngừa các cơn co thắt, giảm đau bụng dưới.

Ngủ đủ 7 - 8 giờ/ngày.

Tập thể dục và thư giãn để hết mệt trong người.

Thêm sắt trong thời gian kinh nguyệt có thể giúp tăng cường sức khỏe và giảm nguy cơ thiếu máu.

ThS.BS Nguyễn Văn Thái (Viện Y học Phóng xạ và Ung bướu Quân đội)

Theo Đời sống
Hy hữu: Bé trai chào đời cùng với vòng tránh thai của mẹ

Hy hữu: Bé trai chào đời cùng vòng tránh thai của mẹ

Bé trai nặng 3,8 kg chào đời tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội cùng với chiếc vòng tránh thai trong tử cung của người mẹ. Đủ các kiểu biến chứng nguy hiểm khi phụ nữ "quên" lấy vòng tránh thai nên chị em cần chú ý.
Cụ bà 88 tuổi được người yêu cũ theo đuổi

Cụ bà 88 tuổi được người yêu cũ theo đuổi

Tuy ở độ tuổi xưa nay hiếm, cụ bà 88 tuổi vẫn bị bạn trai cũ 75 tuổi theo dõi và quấy rối trong thời gian dài. Người này thường để thư tình, thức ăn, thậm chí cả đồ lót...trước cửa nhà bà cụ.
back to top