Loãng xương có thể do nguyên nhân nguyên phát như căn cơ khung xương kém, tuổi già nên giảm các kích tố xương, thiếu canxi, vitamin… hoặc thứ phát sau đái tháo đường, bệnh gan, ưu năng giáp trạng gây nên. Bệnh nhân thường đau toàn bộ khung xương, đi lại hụt hẫng mất lực; cơ bắp nhược và teo dần đi lại khó khăn. Khi diễn biến nặng, có thể co cứng cột sống và gẫy rạn xương… Bệnh nhân dùng 3 phương pháp thở sau để trị bệnh.
Thở chi trên: Bệnh nhân nằm ngửa hoặc ngồi trên ghế, toàn thân thả lỏng. Khi hít vào cảm nhận khí căng ở hai ổ khớp vai. Thở ra cảm nhận khí lan tỏa từ ổ khớp vai đến đầu ngón tay. Thực hiện 9 hơi thở.
Thở cột sống: Hít vào tụ khí tại đản trung (giữa lồng ngực). Thở ra dẫn khí theo đường trung đạo thẳng cột sống theo mệnh môn (giữa thắt lưng) và cảm nhận cột sống ấm nóng dần lên. Thực hiện 9 hơi thở.
Thở chi dưới: Hít vào tụ khí tại mệnh môn. Thở ra dẫn khí từ bờ hông theo mé ngoài đùi đến bàn chân. Đồng thời cảm nhận 2 chân ấm dần lên.
Bệnh nhân chú ý không nên ăn nhiều đồ ngọt, đặc biệt là đường, sữa nguyên chất sẽ gây phá hủy hệ thống canxi, gây rỗ xương dẫn đến loãng xương. Tiếp theo chất canxi trôi trong dòng máu, gây xơ vữa hệ thống động mạch, làm nghẽn tắc mạch tim và gây sỏi mật, sỏi thận… Nên ăn nhiều thức ăn có hàm lượng canxi cao như sữa bò tươi, tôm, sò, cua…
Ăn thêm các chất giàu hàm lượng mangan (Mn) như thịt nạc, trứng gà… các chất kích thích tạo xương birin (Bo): Quả táo tây, nho, lê, hạt dẻ, đậu, rau xanh. Nên uống nước khoáng hoặc nước gạo rang để tái tạo xương, chắc xương.
Thường xuyên sưởi dưới ánh nắng mặt trời buổi sáng trong mùa xuân, hè.
BS.VS Nguyễn Văn Thắng (Chủ nhiệm CLB Khí công Thăng Long)