Đó là tình trạng nguy hiểm nếu không được kiểm soát vì các triệu chứng loãng xương hầu như không đáng chú ý. Một số người sẽ chỉ nhận ra rằng họ mắc bệnh khi bị thương. Bạn hoặc người thân của mình có thể có nguy cơ mắc bệnh nhưng đừng lo lắng. Hãy đọc để tìm hiểu thêm về tình trạng này và cách kiểm soát.
Tại sao xương của chúng ta yếu đi
Xương liên tục hoạt động, thậm chí ở cấp độ tế bào. Các mô xương mới được hình thành trong khi các mô cũ được tái hấp thu vào máu. Khi có nhiều mô xương hình thành và ít mô tái hấp thu, xương sẽ trở nên dày và khỏe hơn. Giai đoạn đỉnh cao nhất của xương là vào khoảng 25 đến 30 tuổi.
Tuy nhiên, khi chúng ta già đi, mọi thứ bắt đầu chậm lại. Khi có nhiều mô xương được tái hấp thu và ít mô mới hình thành, xương sẽ dần mất đi độ đặc. Tốc độ hấp thu tăng trong khi tốc độ hình thành giảm khi chúng ta già đi dẫn đến xương yếu, xốp hơn. Khi tình trạng này không được kiểm soát, nó sẽ dẫn đến chứng loãng xương.
Giai đoạn đỉnh cao nhất của xương là vào khoảng 25 đến 30 tuổi. |
Những ai có nhiều khả năng bị loãng xương
Ngoại trừ người lớn tuổi, các nhóm các có nguy cơ loãng xương là:
Phụ nữ mãn kinh - với mức estrogen thấp hơn, cơ thể không thể tạo ra khối xương mới một cách hiệu quả; Những người có tiền sử gia đình bị loãng xương; Những người hút thuốc và uống rượu quá mức - lạm dụng các chất này làm giảm lượng hormone cơ thể sản sinh, là chìa khóa để duy trì mật độ xương; Người không tập thể dục thường xuyên cũng như không có chế độ ăn uống cân bằng.
Dấu hiệu và triệu chứng
Như đề cập ở trên, thường không có triệu chứng rõ ràng. Bạn có thể cảm thấy đau xương và lưng do xương của bạn đang mất dần độ chắc khoẻ để hỗ trợ trọng lượng. Theo thời gian, bạn có thể trở nên thấp hơn và gù lưng do dồn nén đốt sống lưng.
Dồn nén đốt sống xảy ra khi thực hiện các bài tập đơn giản như vặn hoặc duỗi người dẫn đến các vết nứt nhỏ trên cột sống của bạn. Điều này gây ra đau dữ dội và lưng của bạn có thể uốn cong về phía trước trong tư thế thõng xuống.
Tuy nhiên, dấu hiệu nghiêm trọng nhất là xương bị gãy nhiều hơn.Hãy tưởng tượng bạn có một thanh socola rắn và một thanh socola có xốp.Cắn vào thanh đặc sẽ thấy cứng hơn trong khi bạn có thể dễ dàng cắn thanh xốp mà không cần nhiều nỗ lực.
Tương tự, xương xốp dễ gãy hơn nhiều.Đối với người bị loãng xương, một cú ngã nhẹ cũng có thể gây ra chấn thương nghiêm trọng như gãy cột sống, cổ và hông. Những nứt gãy có thể nghiêm trọng đến mức hạn chế khả năng di chuyển của một người hay thậm chí gây tử vong.
Chẩn đoán
Các dấu hiệu và triệu chứng nghe có vẻ đáng sợ nhưng tất cả những điều này có thể được ngăn chặn bằng cách phát hiện sớm.
Thông qua đo mật độ khoáng xương, một loại kiểm tra không đau, dễ dàng và nhanh chóng kiểm tra mật độ xương nhờ tia X.
Không cần phải chuẩn bị nhiều như nhịn ăn hay uống thuốc đặc biệt trước khi thực hiện xét nghiệm. Từ xét nghiệm này, các bác sĩ sẽ so sánh mật độ xương của bạn với mật độ tiêu chuẩn để có được chẩn đoán.
Kiểm soát loãng xương bằng cách thay đổi lối sống
Dinh dưỡng
Nếu được chẩn đoán mắc bệnh loãng xương hoặc có nguy cơ mắc bệnh, đã đến lúc phải thực hiện một số thay đổi trong lối sống.
Dinh dưỡng tốt là điều cần thiết để kiểm soát bệnh loãng xương của bạn.Canxi là một chất dinh dưỡng quan trọng để xương hình thành mô.Đảm bảo rằng bạn có đủ canxi để cơ thể bạn không lấy mô xương của bạn để lấy khoáng chất.Sữa không béo, sữa đậu nành và rau lá xanh đậm là nguồn thực phẩm tốt cho sức khỏe giàu canxi.
Bạn sẽ cần rất nhiều Vitamin D để hấp thụ canxi. Bạn có thể dễ dàng hấp thụ vitamin D bằng cách đi dạo dưới ánh sáng mặt trời và ăn nhiều cá chứa nhiều dầu cá, bánh mì thêm các loại hạt, lòng đỏ trứng, sữa và các chế phẩm từ đậu nành.
Bạn cũng có thể phải cắt giảm thực phẩm có chứa nhiều phốt pho vì phốt pho liên kết với canxi và cản trở sự hấp thụ của canxi, chẳng hạn như thịt đỏ và nội tạng.
Tham khảo ý kiến bác sĩ để xem chế độ ăn uống nào sẽ phù hợp với bạn. Nếu cần, bạn cũng có thể yêu cầu kê cho bạn các khoáng chất bổ sung.
Loãng xương thực sự là một mối lo, nhưng với kiến thức và việc thay đổi lối sống tốt, bạn sẽ có thể kiểm soát tình trạng của mình. |
Tập thể dục
Nếu xương của bạn quá giòn, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tập thể dục.Tham gia vào các bài tập tác động thấp và tránh các bài tập có thể làm tổn thương lưng và hông.Giống như cách bạn tập thể dục để tăng cường cơ bắp, tập thể dục cũng quan trọng trong việc củng cố xương vì nó thúc đẩy quá trình tạo xương hiệu quả. Nếu bạn đang có một lối sống ít vận động, bạn có thể bắt đầu dần dần và thử đi bộ nhanh. Khi bạn đã quen với nó, bạn có thể chuyển sang các bài tập nặng hơn nghiêm ngặt hơn như chạy hoặc nhảy.
Loãng xương thực sự là một mối lo, nhưng với kiến thức và việc thay đổi lối sống tốt, bạn sẽ có thể kiểm soát tình trạng của mình.
Để tư vấn với PGS BS Henry Chan về tình trạng cơ xương khớp của mình tại Hà Nội. Xin đăng ký trước với Văn phòng Đại diện Y tế Parkway theo số hotline: 0988 155 855.
Địa chỉ: Tầng 5 số 110 Bà Triệu, Hà Nội.
Email: info@parkway.com.vn