Bác sĩ Singapore “biến” ruột non thành dạ dày cho bệnh nhân ung thư

Bị ung thư phải cắt đi toàn bộ dạ dày nhưng bệnh nhân vẫn ăn các thức ăn bình thường. Vì bác sĩ đã tái tạo ruột non thành dạ dày mới. Đó chỉ là một phần trong chia sẻ về điều trị ung thư dạ dày của TS.BS Melvin Look, chuyên gia phẫu thuật tiêu hóa, Bệnh viện Mount Elizabeth – tập đoàn y tế Parkway Singapore.

Nam giới bị ung thư dạ dày nhiều hơn nữ

TS.BS Melvin Look, là chuyên gia thường xuyên điều trị các ca ung thư dạ dày cho người Việt. Trong nội dung trình bày tại hội thảo khoa học của mình, ông cho biết, đây là loại ung thư rất phổ biến đối với người Việt Nam. Đứng thứ 4 trong các bệnh ung thư, sau phổi, gan, vú. Nam giới thường bị nhiều hơn nữ giới.

TS.BS  Melvin Look, chuyên gia phẫu thuật tiêu hóa, Bệnh viện Mount Elizabeth - tập đoàn y tế Parkway Singapore.

TS.BS  Melvin Look, chuyên gia phẫu thuật tiêu hóa, Bệnh viện Mount Elizabeth – tập đoàn y tế Parkway Singapore.

Có 2 yếu tố liên quan đến ung thư dạ dày đó là: Tuổi càng cao thì nguy cơ mắc ung thư dạ dày càng lớn. Và do gen di truyền. 2 yếu tố này không thể thay đổi được. Nhưng có những yếu tố khác có thể thay đổi được để giảm nguy cơ. Đó là hút thuốc, chế độ ăn, khuẩn HP…

Về chế độ ăn, ông khuyên, cần giảm những thức ăn có nhiều muối, chất bảo quản hay đồ ăn đóng hộp. Trong đó có nhiều hóa chất bảo quản làm tăng nguy cơ UTDD. Nên ăn nhiều thực phẩm có chứa vitamin C như hoa quả và rau xanh. Vitamin C có khả năng chống oxy hóa và bảo vệ dạ dày tốt.

Đối với khuẩn HP. Đây là loại virus rất phổ biến ở Việt Nam. Chúng khu trú trong dạ dày, có thể lây nhiễm qua đồ ăn không vệ sinh, chia sẻ thức ăn có dính nước bọt. Do phát hiện khuẩn HP trong dân số Việt Nam nhiều nên nguy cơ ung thư dạ dày của người Việt cũng cao hơn.

Hiện nay điều trị khuẩn HP, ông cho hay, ở Việt Nam tỉ lệ kháng thuốc cao. Vì vậy, bác sĩ thường khuyên bệnh nhân sau 3 tháng kiểm tra lại để xem còn khuẩn HP hay không bằng phương pháp thử hơi thở. Nếu vẫn dương tính khuẩn HP, lại tiếp tục uống thuốc nhưng loại khác. Thậm chí lần 3 vẫn không giảm, bác sĩ phải lấy khuẩn đó ra, nuôi cấy cho nhiều lên và kiểm tra hợp kháng sinh nào mới dùng tiếp.

Ở Singapore, năm nay đưa vào sử dụng loại thuốc mới là Vocinti, tên thành phần là vonoprazan. Thuốc này khi uống vào, dạ dày hoàn toàn không còn axit (trong phạm vi uống thuốc). Khuẩn HP không thể sống thiếu axit. Đồng thời giúp hai thuốc kháng sinh đạt hiệu quả cao hơn. Vì thế ở Singapore, khả năng chữa khỏi khuẩn HP rất cao.

“Biến” ruột non thành dạ dày

Để sàng lọc ung thư dạ dày, TS.BS chỉ ra: Nếu trong gia đình tiền sử có người bị ung thư thì nên đi sàng lọc sớm trước độ tuổi 40. Nếu không có người bị thì 50 cũng phải đi kiểm tra.

Trước 40 tuổi, thử HP dạ dày thông qua hơi thở. Còn hơn 40 tuổi, nên nội soi để vừa kiểm tra virus HP đồng thời phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường trong dạ dày. Khi nội soi ở Singapore, bác sĩ dùng một loại ánh sáng để quét trong dạ dày. Vùng nào có bất thường sẽ lấy tế bào ra sinh thiết. Mẫu này được bác sĩ giải phẫu bệnh học soi nhằm phát hiện ra có hay không sự thay đổi của tế bào. Nếu có dị sản tế bào ruột, bạn phải đi nội soi lại từ 1-3 năm mỗi lần. Còn hoàn toàn không có thì 5 năm sau mới phải kiểm tra lại.

Bạn cần biết rằng, dị sản tế bào có thể biến thành loạn sản – giai đoạn tiền ung thư. Khi phát hiện ra loạn sản, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên cắt phần này đi nhằm ngăn chúng biến thành ung thư. Đây cũng là lý do, khi phát hiện dị sản ruột cần kiểm tra định kỳ sớm hơn.

Ở góc độ khác, BS cũng cho biết, trong trường hợp phát hiện ra ung thư dạ dày, tùy vào mức độ xâm lấn (giai đoạn ung thư) và vị trí sẽ có phương pháp điều trị phù hợp.

Theo đó, dạ dày được chia thành 5 lớp. Ung thư sẽ xâm lấn từ lớp trong ra ngoài. Con đường lây lan đầu tiên là hạch bạch huyết. Nếu ở giai đoạn sớm, ung thư xâm lấn lớp 1-2 của thành dạ dày, chưa hề có xâm lấn ra hạch. Bác sĩ có thể dùng phương pháp nội soi vét bỏ phần này đi. Dạ dày vẫn hoạt động bình thường vì còn 3 lớp.

 Giai đoạn muộn hơn, tùy vị trí khối u mọc ở đâu bác sĩ có thể cắt phần đó hoặc cả dạ dày. Đồng thời vét bỏ tất cả các hạch xung quanh. Quá trình cắt bỏ này theo phương pháp của Nhật (do Nhật nghiên cứu ra). Nếu không vét bỏ hạch, nguy cơ tái phát và di căn ra các bộ phận khác rất cao.

“Sau khi cắt dạ dày, chúng tôi dùng ruột non để tái tạo thành một dạ dày mới. Người bệnh vẫn ăn như bình thường với tất cả các loại thức ăn. Chỉ có, lượng thức ăn ít đi vì túi đựng bé hơn. Sau 2 tiếng ăn một lần. Chúng tôi đã áp dụng phương pháp này cho nhiều người Việt Nam. Hiện nay họ vẫn sống khỏe mạnh”, BS nói.

Để được thăm khám và điều trị bởi TS.BS  Melvin Look, chuyên gia phẫu thuật tiêu hóa, Bệnh viện Mount Elizabeth – tập đoàn y tế Parkway Singapore. Bệnh nhân có thể liên lạc qua Văn phòng đại diện Tập đoàn Y tế Parkway, Tầng 5 số 110 Bà Triệu, Hà Nội

Điện thoại: 024- 3747 27 29
Hotline: 0988 155 855
Email: info@parkway.com.vn

Chí Khanh (Tin tài trợ)

Theo Đời sống
back to top