Kinh giới, đậu phụ ngừa loãng xương

(khoahocdoisong.vn) - Kinh giới, tía tô, bạc hà là ba loại thường có trong đĩa rau sống bữa ăn hàng ngày của nhiều gia đình, nhất là trong bát cháo giải cảm.

Kinh giới + đậu phụ tốt cho phụ nữ mãn kinh

Theo y học cổ truyền, kinh giới có vị cay, thơm, tính ấm, vào kinh phế, can, tác dụng giải biểu khu phong trừ thấp, cầm huyết, giải độc. Chủ trị ngoại cảm phong hàn, phát sốt nhức đầu, nghẹt mũi, ho, mẩn ngứa, ban sởi, mụn nhọt, xuất huyết.

Theo dược lý hiện đại, kinh giới có công năng làm tăng tuyến mồ hôi làm hạ nhiệt, thúc đẩy mạnh tuần hoàn máu ngoại biên, tiêu viêm, an thần, hạ sốt, giãn cơ trơn, chống dị ứng, giảm co thắt phế quản.

Nhiều nghiên cứu cho biết, kinh giới có chứa phyto hormon kiểu progesterone, nếu ăn kinh giới với đậu phụ (chứa phyto hormon kiểu oestrogen) là hai kết hợp phyto hormon có tác dụng phòng chống loãng xương, béo phì ở phụ nữ mãn kinh và ngăn ngừa bệnh tim mạch, huyết áp, xơ mỡ động mạch, nhồi máu cơ tim cả nam và nữ. Ăn rau kinh giới, đậu phụ thường xuyên giúp ngăn ngừa loãng xương hiệu quả.

Một số món ăn bài thuốc

- Chữa ngoại cảm phong hàn dùng kinh giới 50g, gừng tươi 3 lát giã vắt nước cốt cho uống, bã đầm túi vải đánh miết dọc cột sống.

- Chữa thổ huyết dùng kinh giới cả cây tươi giã nhỏ, vắt nước cốt thành một chén cho uống (nam dược thần hiệu).

- Chữa các chứng  ho, nôn ra máu, tiểu ra máu, chảy máu cam dùng bông kinh giới sao đen tồn tính tán nhỏ, bỏ lọ kín mỗi lần dùng 4 - 6g uống với nước ấm. Chữa sưng rốn trẻ em lấy nắm lá kinh giới sắc đặc rửa bã đắp.

- Chữa đau đầu mỏi gáy lá kinh giới phơi khô cho vào gối, gối đầu.

 - Chữa xổ mũi nước dùng kinh giới, húng quế mỗi vị 50 - 80g sắc uống.

- Trị phong ngứa mề đay dị ứng, ngứa gãi da khô sần, tay chân vẩy nến, tổ đỉa (do huyết nhiệt): Đơn bì 12g, huyền sâm 12g, xích thược 12g, thiên hoa phấn, trần bì 12g, liên kiều 12g, kim ngân 12g, ngưu bàng tử 12g, phòng phong 10g,  kinh giới 12g, khương hoạt 8g, bạch tiễn bì 12g (Kinh giới ẩm gia giảm).

- Trị cảm lạnh, ban sởi mới phát: Bạc hà 8g, gừng 4g, tía tô 8g, cam thảo 4g, kinh giới 12g. Sắc uống (Kinh giới thang)

- Trị cảm sốt, đau bụng, bụng đầy, nôn mửa: Bạc hà 8g, cát căn 12g, gừng sống 3 lát, hành 4g, hoắc hương 12g, hương nhu 8g, tía tô 12g, sắc uống. (Kinh giới hoắc hương thang)

- Trị thổ huyết lâu ngày không khỏi: Kinh giới tươi, lấy cả gốc rễ, ngọn, rửa sạch, giã, vắt lấy nước cốt chừng 1/2 chén, uống với bột kinh giới khô là khỏi (Thánh Huệ Phương).

Kinh giới có vị cay mà không gắt, có vị ôn mà không táo, do vậy nếu bị ngoại cảm, nội thương, hàn hay nhiệt đều có thể dùng được. Tuy nhiên, bất luận bệnh gì mà ra nhiều mồ hôi quá không nên dùng, có dùng thì dùng ít.

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top